[爆卦]Vijaya是什麼?優點缺點精華區懶人包

雖然這篇Vijaya鄉民發文沒有被收入到精華區:在Vijaya這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章

在 vijaya產品中有58篇Facebook貼文,粉絲數超過5萬的網紅Phạm Dương Ngọc Vlog,也在其Facebook貼文中提到, MỜI MỌI NGƯỜI DU HÀNH VÀO NAM VỚI HÒN ĐÁ KINH DỊ - SỜ VÀO LÀ MẤT MẠNG - YẾU TIM ĐỪNG ĐỌC! HÒN ĐÁ CHẤT CHỨA OAN HỒN, CƯỚP MẠNG NGÀN NGƯỜI Ở BÌNH ĐỊNH ...

 同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...

vijaya 在 旅行熱炒店PODCAST Instagram 的精選貼文

2021-09-10 22:12:19

EP62是旅行熱炒店進入南亞地區的第一集(如果不算EP50裡面提到伊本.巴圖塔在印度、斯里蘭卡與馬爾地夫之間的無限輪迴的話)。身為一個沒去過、對南亞史地也不太熟的人,對於僧伽羅(Sinhalese)與泰米爾(Tamils)各自的歷史脈絡,以及今日在斯里蘭卡的分布也非常好奇,於是整理了一些數據和重要資...

  • vijaya 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文

    2021-08-25 09:53:38
    有 222 人按讚

    MỜI MỌI NGƯỜI DU HÀNH VÀO NAM VỚI HÒN ĐÁ KINH DỊ - SỜ VÀO LÀ MẤT MẠNG - YẾU TIM ĐỪNG ĐỌC!

    HÒN ĐÁ CHẤT CHỨA OAN HỒN, CƯỚP MẠNG NGÀN NGƯỜI Ở BÌNH ĐỊNH

    Hòn đá có tuổi cả trăm năm ở Bình Định với những câu chuyện rùng rợn bao quanh, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi nặng nề đến ngày nay. Hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi thời gian gần đây cả chục đứa trẻ, mất mạng khi ngồi lên hòn đá, pháp sư chết bất đắc kỳ tử khi muốn sở hữu… là câu chuyện gây hãi vùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

    Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, đau thương. Nơi đây, từng xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu của vua Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn. Trước đó, là cuộc tương tàn của Vương triều Vijaya rực rỡ. Vậy nên, vùng đất này, từng gốc cây ngọn cỏ, cũng đều là chứng nhân của đổ máu. Hòn đá bí ẩn, nơi mà theo lời kể của các cụ, là chỗ kê đầu nạn nhân cho voi dẫm, là một vật chứng đau thương kinh hoàng, không ai muốn nhớ. Nhưng, những câu chuyện rùng rợn quanh hòn đá, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi đến ngày nay. Câu chuyện hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi hàng chục người mất mạng khi ngồi lên hòn đá này trong thời gian gần đây, vẫn là câu chuyện gây hãi vùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

    Hòn đá bí ẩn

    Hiểu về Bình Định, hiểu về nền văn hóa Chăm ở đất Bình Định, không ai hơn được Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh vốn là một võ sư khét tiếng, lại là một nhà sưu tầm cổ vật Chăm hàng đầu, cả đời mê mải với những món đồ, với văn hóa Chăm đất Bình Định. Vậy nên, không chỉ giới nhà báo, cả giới nghiên cứu văn hóa, khi đến Bình Định, thường tìm gặp Nguyễn Vĩnh Hảo. Giờ, Nguyễn Vĩnh Hảo không còn là ông chủ của Bảo tàng gò sành Chăm nữa, bởi có nhiều lý do, mà người dân trong vùng đồn rằng, lý do cuối cùng cũng tại đụng vào cổ vật của người Chăm. Những câu chuyện về oan hồn người Chăm, về ma Hời (người Chăm còn được gọi là người Hời) bám theo cổ vật, kể cả ngày không hết. Chuyện nó xin được nói sau. Trở lại câu chuyện về hòn đá kỳ lạ. Nguyễn Vĩnh Hảo bảo: “Ở Bình Định có 2 hòn đá chất chứa oan hồn, mà Vĩnh Hảo là người nắm rõ nhất. Có hai thông tin đặc biệt, mà không ai biết. Đó là, hòn đá chặt đầu ở chùa Thập Pháp, mà mọi người đã biết, chính là viên bạch ngọc khổng lồ. Đó là viên ngọc, chứ không phải đá thường. Dân chơi cổ vật và dân sành đá đều biết, nhưng trụ trì ngôi chùa cũng không biết đâu. Mình nói ra như thế, để nhà chùa, cũng như các cơ quan chức năng sớm biết, để có cách bảo vệ hòn đá, chứ để tơ hơ giữa trời, làm bậc thềm lên xuống như thế, e rằng không an toàn trước con mắt nhòm ngó của bọn trộm. Còn hòn đá thứ hai, mới kinh khủng hơn nhiều. Hòn đá này là nơi kê đầu những nghĩa quân, những người thân thích nhà Tây Sơn để voi dẫm đạp. Hòn đá ấy chứa chất nhiều oan hồn lắm, và các oan hồn đó còn giết thêm nhiều người nữa. Hiện hòn đá đang được cất giữ ở một ngôi chùa thuộc huyện Tây Sơn”.

    Theo chỉ dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, tôi nhằm hướng sân bay Phù Cát, rẽ tiếp gần chục km, thì đến thôn Bến Đức (xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định). Ngôi chùa Hương Quang nằm ở cuối làng. Ngôi chùa xây 2 tầng, trông như tòa biệt thự, chứ không giống chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, ngôi chùa chưa trát gia, sơn màu, nên trông không được bắt mắt. Ngôi chùa xây to, nhưng lại ở mảnh đất chật hẹp. Rất nhiều ô tô, xe máy đỗ dọc ven đường dẫn vào chùa. Đi nhiều chùa lớn, bé ở Bình Định, thấy chùa nào cũng vắng như chùa… Bà Đanh, nên tôi khá ngạc nhiên khi ngôi chùa chẳng có tí tiếng tăm nào, đặt ở ngôi làng heo hút, lại đông khách đến vậy. Vào chùa, thấy mùi thuốc bắc lan tỏa, thấy đống thuốc lớn bé chất ngập trong mấy gian phòng lớn, mới biết rằng nhà chùa có thêm nghề bốc thuốc và khách phương xa tìm đến chùa chủ yếu là để bốc thuốc.
    Nhiều khách tìm đến chùa, chưa vào chùa vội, mà họ thắp nhang trên chiếc bàn đá ngoài trời, đặt ngay trước chùa. Phía sau phiến đá nhỏ đặt bát nhang, là hồ nước nhỏ, cùng hòn giả sơn. Giữa hồ nước nhân tạo, là tảng đá vuông vức, đặt trên bệ xây bằng những hòn cuội, nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn hòn đá ấy, và trông khuôn mặt những người khói nhang, khấn vái thành kính, tôi tin rằng đây chính là hòn đá chất chứa oan hồn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể tôi nghe.

    Đang hý hoáy chụp ảnh, thì một sư thầy, khuôn mặt hiền lành, trong bộ áo nâu sồng đi ra. Tôi giới thiệu là nhà báo và hỏi về hòn đá, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể, muốn tìm hiểu về hòn đá, sư thầy rất nhiệt tình, cởi mở. Sư thầy mời tôi lên tầng trên uống trà, chờ thầy bốc nốt thuốc cho bệnh nhân, rồi sẽ tiếp chuyện.

    Tầng trên ngôi chùa là một gian phòng lớn, nơi có nhiều bàn ghế, như một lớp học. Có mấy đệ tử ngồi đọc kinh ở trên này. Tìm hiểu qua các đệ tử, mới biết sư thầy Thích Hồng Phương theo phái Mật Tông. Ông theo Phật, nhưng nghiên cứu nhiều về lĩnh vực bùa ngải, nên không chỉ là một nhà sư ông còn là một thầy pháp. Điều đặc biệt, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Chẳng thế mà ngôi chùa hẻo lánh này rất đông bệnh nhân kéo đến và khắp tầng một ngôi chùa là những tải thuốc lớn bé chất ngất.

    Bốc thuốc đến gần trưa, thì sư thầy Thích Hồng Phương lên tầng trên tiếp khách. Thầy thắp nén nhang ở ban thờ, ngồi trì chú một lát, rồi tiếp phóng viên. Sư thầy Hồng Phương nhấp ly trà nóng, suy tư như thể sắp xếp lại câu chuyện cho gọn ghẽ, rồi bắt đầu thuật lại những chuyện ly kỳ về hòn đá, mà đến bản thân ông, vốn là một pháp sư nổi tiếng, cũng có lúc phải táng đởm kinh hồn.

    Hành hình man rợ

    “Chuyện bắt đầu vào năm 2006, cách nay 8 năm, tui về xã Nhơn Hậu, sau khi viếng chùa xong, thì sư Vạn Toàn hỏi tui: “Ở đây có hòn đá ghê gớm lắm, thầy có biết không?”. Vừa nghe thầy Vạn Toàn nói hai chữ hòn đá, tui đã có cảm giác ớn lạnh chạy dọc thân thể. Nghiên cứu về tâm linh, thấu hiểu nhiều cõi, nên chỉ cần thầy Vạn Toàn nói vậy, tui đã thấy hình ảnh hòn đá hiện ra trong đầu rồi. Những câu chuyện như thế xảy đến quanh tui là chuyện bình thường, tui coi không ra gì, nên tui bảo với thầy Vạn Toàn: “Tui biết, nhưng tui không quan tâm”. Tôi chỉ nói vậy, rồi tui về. Không tiếp tục câu chuyện ấy với thầy Vạn Toàn nữa” – Sư thầy Thích Hồng Phương bắt đầu câu chuyện về hòn đá, đầy màu sắc kỳ bí.

    Bẵng đi thời gian, chừng vài tháng, quay lại xã Nhơn Hậu (An Nhơn, Bình Định), cách xã Tây An 20 cây số, sư thầy Vạn Toàn mang khuôn mặt rầu rĩ kể với sư thầy Hồng Phương: “Hòn đá ấy gây nhiều tai họa quá thầy ạ. Tui cũng muốn hóa giải nó, nhưng sức tui có hạn, động vào hòn đá vong mạng chứ chẳng chơi. Suy đi tính lại, xét cả vùng này không ai có năng lực mạnh mẽ như thầy, chỉ có thầy mới giúp được chúng sinh trong vùng này thôi”. Nghe sư Vạn Toàn nói giọng khẩn cầu, sư Hồng Phương mới lắng nghe câu chuyện, tìm hiểu về hòn đá.

    Khi đó, hòn đá nằm ở chân gò đất, cạnh con đường của ngôi làng làm gốm lâu đời thuộc xã Nhơn Hậu. Ngôi làng ấy có tháp chăm Cánh Tiên, trông như người con gái đang múa và cũng là nơi có di chỉ thành Hoàng Đế. Tìm hiểu về hòn đá, qua các cụ già, thì sư Thích Hồng Phương biết rằng, hòn đá vốn nằm ở chân một quả đồi thấp, cách làng một đoạn. Hòn đá đã nằm ở chân quả đồi đó hàng trăm năm trước. Đời nọ đời kia các cụ trong làng truyền lại rằng, ngày xưa, Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn bằng cách giết sạch tướng sĩ, gia quyến nhà Tây Sơn. Chém người nhiều quá mỏi tay, hỏng gươm đao, nên họ nghĩ ra cách giết người nhàn hạ, nhưng vô cùng man rợ, đó là dùng voi dẫm đạp. Vua Nguyễn sai người lên núi đào về tổng cộng 6 hòn đá lớn, vuông vức, đặt 6 hòn đá ở pháp trường. Chẳng cần thành án, chẳng cần tuyên bố, quân lính cứ dắt “tù binh” đến chỗ hòn đá, trói gô lại, ấn đầu xuống mặt tảng đá, rồi sai voi dẫm bẹp đầu. Chỉ một cú dẫm của con voi nặng vài tấn, thì cái đầu người bằng quả dừa còn gì là hình hài nữa. Theo lời các cụ, đã có cả ngàn người bị hành hình theo cách đó và mỗi hòn đá thấm máu của cả ngàn người vô tội. Nỗi oan hờn chồng chất ám vào hòn đá, khiến nó ám ảnh cư dân thời bấy giờ trong từng giấc ngủ.

    Cái chết của phù thủy

    Thời gian trôi đi, thế sự đổi thay, người già chết đi, con trẻ lớn lên, rồi 6 hòn đá đó cũng dần bị quên lãng. 5 hòn đá thất lạc đi đâu, không ai rõ. Cũng có thể chúng chìm dưới lòng đất, hoặc bị đem nung vôi. Chỉ còn hòn đá ở xóm làm gốm thuộc xã Nhơn Hậu là vẫn còn chỏng chơ ở dưới chân quả đồi. Chỉ còn một số người già biết đến những câu chuyện rùng rợn xung quanh hòn đá thông qua lời kể của cha ông. Thế hệ trẻ nghe chuyện kể về hòn đá thì biết vậy, nửa tin nửa ngờ, chứ cũng chẳng để tâm. Hòn đá nằm chìm trong bụi cỏ rậm rạp, nơi ít người qua lại.

    Theo lời kể của sư Vạn Toàn, một ngày, cách nay chừng 15 năm, một ông thầy pháp, còn gọi là thầy phù thủy, người xã Nhơn Hậu đã thuê người khiêng hòn đá về nhà mình. Đời cha ông này cũng là thầy pháp, nổi tiếng cả một vùng, có khả năng điều khiển âm binh, làm bùa mê ngải lú, thậm chí tài năng đến nỗi có thể giết người, hoặc chí ít cũng khiến công danh ai đó bại hoại bằng thứ gọi là bùa ếm. Người ta còn đồn rằng, ông có khả năng sai âm binh xóa sạch trí nhớ của ai đó, thậm chí điều khiển để những vật cản như ô tô biến mất trước mắt ai đó, khiến họ không nhìn thấy, cứ thế lao đầu vào chết tươi. Đến đời ông này, ngoài sở học của cha, thì phiêu lưu khắp nơi tầm sư học đạo, nên cũng trở thành thầy phù thủy lỗi lạc. Ông này nói với sư Vạn Toàn rằng, ông ta mang hòn đá về với mục đích sai khiến âm binh. Theo ông ta, đã có cả ngàn mạng người chết tại hòn đá này một cách oan sai thảm khốc, linh hồn họ mãi mãi vưởng vất bên hòn đá, không siêu thoát được. Những oan hồn này rất dữ dằn, nên thầy phù thủy chinh phục được những oan hồn đó, sẽ điều khiển oan hồn làm được những việc kinh thiên động địa.

    Thế nhưng, một chuyện táng đởm kinh hồn đã xảy ra với ông thầy pháp nổi tiếng này. Ấy là, buổi sáng hôm đó chuyển được hòn đá về nhà, thì buổi chiều ông thầy pháp hộc máu mồm lăn ra chết thẳng cẳng, không kịp trăng trối điều gì. Biết rằng, cái chết của ông bố mình là do hòn đá oan hồn gây ra, người con trai sợ hãi quá, nên sau khi táng liệm xong cho cha, đã hô hào mọi người khiêng ra gò đất thấp ngoài cánh đồng sát con đường dẫn vào làng và vứt hòn đá ở đó. Người con trai đó hương khói ghê gớm, khóc lóc thảm thiết mong các oan hồn trong tảng đá tha mạng.

    Câu chuyện về hòn đá oan hồn giết thầy pháp cao tay khiến cả làng rúng động, sợ hãi. Tuy nhiên, vì mới có một cái chết, nên người ta chỉ bàn tán rôm rả vài hôm, rồi quên béng. Nhiều người khẳng định rằng, có thể ông thầy pháp nọ chết là vì tai biến, ngẫu nhiên, chứ chẳng liên quan gì đến hòn đá vô tri cả. Thế nhưng, điều kinh hãi liên tiếp xảy ra trong suốt 5 năm ròng liên quan đến hòn đá này. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi năm trong làng có 1-2 đứa trẻ chết bất đắc kỳ tử, mà người ta chỉ có thể kết luận nguyên nhân do cảm, trúng gió. Xâu chuỗi lại sự việc, thì tất cả những đứa trẻ chết đột tử, đều ngồi lên hòn đá đó vào thời gian cách lúc chết không quá 24 giờ. Những đứa bé vong mạng bí ẩn đều là trẻ chăn trâu. Khi bọn trẻ thả trâu ở cánh đồng, thấy hòn đá đặt ở gò đất, lại cạnh đường làng, là chỗ ngồi phù hợp, thì đều ngồi lên, hoặc trèo lên nghịch ngợm. Sư thầy Thích Hoàng Phương đã về ngôi làng đó tìm hiểu và nhân dân trong làng đều khẳng định những đứa trẻ chết đột tử, chết bí ẩn đều từng ngồi lên hòn đá kinh dị đó. Sau khi thống kê, thấy số lượng người chết nhiều quá, liên tục trong 5 năm, thì mọi người thực sự kinh sợ hòn đá. Người ta không dám đến gần hòn đá, thậm chí đêm đêm còn chẳng dám đi qua đoạn đường đó. Nhiều người còn khẳng định rằng, đêm đêm nghe thấy tiếng khóc vẳng lại từ cánh đồng, thậm chí đi qua đường còn nghe thấy tiếng khóc thảm thiết vang ra từ phía hòn đá. Nhiều người còn kể nhìn thấy những bóng trắng đi lại ngoài cánh đồng, ngồi ủ rũ trên hòn đá, gò đất. Người lớn đều nhắc nhở trẻ con không được ngồi lên hòn đá. Tuy nhiên, bọn trẻ hồn nhiên, nghịch ngợm, nhiều khi thách đố nhau, chẳng hiểu gì về chuyện tâm linh ma quỷ, nên chúng vẫn vi phạm và vẫn có những cái chết bí hiểm xảy ra.
    Sau khi kể những câu chuyện rùng rợn, nửa thực nửa hư, sư Vạn Toàn bảo với sư thầy Thích Hồng Phương: “Kính nhờ thầy tìm cách xem xét thực hư thế nào, xem những cái chết trong làng là ngẫu nhiên hay do các oan hồn uổng tử ở hòn đá gây ra. Liệu chăng, hòn đá này có khí âm quá mạnh, hay một thứ khí độc kinh người, mà ai đó tiếp xúc hoặc hít phải sẽ nhận được cái chết bất đắc kỳ tử? Nếu thầy xem xét, tìm cách giúp được dân làng, thì thực là dân làng có phước nhiều lắm. Bao năm nay, dân làng phải sống trong cảnh nơm nớp sợ hãi rất thương tâm, mà tui tài sức có hạn, không biết làm cách nào”.

    Sư thầy Thích Hồng Phương kể tiếp: “Biết chuyện như thế tui phải ra tay, chứ không thể thờ ơ lánh đời được. Tui về chùa, thắp nhang, cầu xin bề trên ủng hộ để tui làm việc nghĩa này. Tui cùng với các môn đệ, cùng sư Vạn Toàn đi xem hòn đá. Phải tìm hiểu, nghiên cứu về nó thật kỹ, tui mới tìm đến nó, chứ không thể hồ đồ được. Ông thầy pháp ở Nhơn Hậu cao tay thế, mà còn bị uổng mạng, thì đủ biết hòn đá này kinh khủng cỡ nào. Những hòn đá cổ, liên quan đến lĩnh vực tâm linh, trong Mật Tông, đặc biệt là phong thủy Huyền Không người ta chia ra làm 3 loại, là đá Long, đá Hổ và đá Cẩu. Chỉ những thầy pháp cao tay, luyện đến mức độ nào đó, mới phân biệt được rõ các loại đá. Nhìn hòn đá này, tui biết ngay là đá cẩu. Đá Long, đá Hổ thì thường ở các di tích lớn, thành quách, đền chùa, ít ra cũng lăng mộ to, còn đá Cẩu thì chỉ có oan hồn dân thường ngụ. Họ chết oan uổng, không siêu thoát được, nên cứ vất vưởng mà thành con ma ác nghiệt, chuyên đi hại người. Xem xét kỹ rồi, tui và đệ tử bỏ về, chưa xử lý ngay, bởi phải tìm cách trục được các oan hồn ra khỏi tảng đá này đã”.

    Chuyện trôi qua 7 tháng sau, thì sư Vạn Toàn lại tìm đến chùa Hương Quang, tìm gặp sư thầy Thích Hồng Phương, hỏi sư Phương về tiến trình xử lý hòn đá. Lúc ấy, sư Vạn Toàn mới biết, suốt 7 tháng qua, không ngày nào sư Hồng Phương và đệ tử không đọc kinh, trì chú, giải oan cho những linh hồn uổng tử, đã chết tại hòn đá, bởi những cái dẫm đạp kinh người của những con voi khổng lồ, và sự ác tâm của nhà Nguyễn. Cả đời sư thầy Hồng Phương cũng chưa từng vất vả làm nhiều đàn tế giải oan như thế. Lần gặp lại sư Vạn Toàn, sư thầy Hồng Phương bảo: “Bây giờ cũng đã đến lúc giải quyết hòn đá này rồi. Tôi sẽ ra tay với hòn đá. Tuy nhiên, tôi sẽ khiến tất cả mọi người cùng phải tin rằng, hòn đá này có xung khí âm linh cực mạnh, bởi nếu tôi không làm việc đó, thì mọi người sẽ cho rằng tôi nói quàng nói xiên, nói toàn chuyện mê tín dị đoan, không ai tin được”.
    Và, cuộc tiếp xúc giữa 50 người chứng kiến, với hòn đá oán hờn đặt giữa cánh đồng, đã gây chấn động cả vùng quê, về sự lạ lùng đến rợn tóc gáy.

    Bí ẩn giờ vọng nguyệt

    Sau khi hòn đá bí ẩn ở Nhơn Hậu (An Nhơn, Bình Định) được cho là “gây” ra nhiều cái chết kỳ lạ, hết sức oan uổng, thượng tọa Thích Hồng Phương, chủ trì chùa Hương Quang ở làng Bến Đức (Tây An, Tây Sơn, Bình Định), đã bắt tay và cuộc để “thu phục” hòn đá này. Tuy nhiên, thời điểm đó, dư luận còn nhiều ý kiến, người thì sợ hãi hòn đá, không dám đi qua con đường, gò đất nơi hòn đá ngự, người thì cho rằng những chuyện chết chóc chỉ là trùng hợp, ngẫu nhiên, do hoang tưởng mà ra, chứ chẳng có thật. Là người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hòn đá ấy và biết rằng, nó chính xác là vật kê đầu người để voi dẫm đạp, gây nên bao tang tóc đau thương, và hiện hòn đá ấy vẫn lưu giữ âm khí rất nặng, nhưng vì sao nó có thể giết được người, thì thượng tọa Thích Hồng Phương vẫn chưa giải mã được dưới góc độ khoa học. Và, để công việc mình làm thực sự khiến mọi người tin tưởng, an tâm, thượng tọa Hồng Phương đã xuống tu viện Nguyên Thiều gặp thượng tọa Thích Minh Tuấn. Thượng tọa Thích Minh Tuấn cũng là một nhà nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là nghiên cứu về tâm linh rất sâu sắc. Sư thầy Thích Hồng Phương bảo với thầy Minh Tuấn: “Về hòn đá ở Nhơn Hậu, có người tin, có người không tin, nên tui chưa vào cuộc vội. Tui biết thầy có khả năng và cũng biết rõ về hòn đá này rồi. Tui đã nghiên cứu về hòn đá kỹ lưỡng và cũng đã hiểu về nó, tuy nhiên, tui chưa dám di chuyển vì sợ người ta hiểu sai. Tui mong thầy cùng tôi tiếp tục giải thoát các oan hồn uổng tử ở hòn đá, rồi tui mới di chuyển. Ngoài ra, tui cũng muốn thầy cùng vào cuộc, tìm ra 30 đến 50 người trong vùng, cả người tin và không tin chứng kiến cuộc di chuyển hòn đá, để sau này người ta không nói này nói nọ được nữa”.

    Sau khi trình bày về hòn đá, nhận được sự giúp đỡ tích cực của thượng tọa Thích Minh Tuấn, thầy Thích Hồng Phương đã bắt tay vào cuộc. Thượng tọa Hồng Phương kể: “Đó là năm 2008, trước Phật Đản, tháng 2 âm lịch. Thời gian thì chính xác là đêm mùng 9 âm lịch. Trước đó mấy ngày, tui đã thông báo việc thu phục hòn đá cho nhân dân làng Bến Đức rõ cả. Việc đưa hòn đá dữ như thế về làng, cũng phải thông báo rộng rãi, hết sức minh bạch, và nhận được sự ủng hộ, thì tui mới thực hiện. Ngoài ra, tui muốn càng nhiều người tham gia tìm hiểu về hòn đá càng tốt, bởi như thế, sẽ không ai nghĩ tôi lấy hòn đá về với ý đồ mờ ám. Thông tin tui đưa ra, có tới 50 người, đều là người lớn đăng ký tham gia chứng kiến việc tui thu phục hòn đá. Mấy anh thợ xây, thợ mộc đang phải miệt mài hoàn thiện ngôi chùa Hương Quang cho tui, cũng xin nghỉ việc để theo tui, chứng kiến việc tui làm”.

    Nghiên cứu về Mật Tông nhiều năm, lại là pháp sư giỏi, nên thượng tọa Thích Hồng Phương biết nhiều chuyện kỳ lạ. Theo lời ông, một năm, hòn đá này chỉ linh ứng một vài lần, mỗi lần chỉ một đến vài tiếng, thậm chí cả năm chỉ linh ứng một lần mà thôi. Qua kiểm tra, bằng nhiều phương pháp tâm linh, thầy Thích Hồng Phương khẳng định rằng, đúng 9 giờ đêm, ngày mùng 9/2 âm lịch, tức ngày đầu vọng nguyệt, hòn đá sẽ linh ứng. Như vậy, ông thông báo mọi người có mặt lúc 7-8 giờ tối, tại gò đất, cạnh con đường, nơi hòn đá ngụ, ở xã Nhơn Hậu.

    Đúng 8g30 phút tối, thượng tọa Thích Hồng Phương cùng mấy đệ tử có mặt ở gò đất, đã thấy 50 người vây quanh hòn đá. Nhiều người chuẩn bị đồ lễ chu đáo, đủ cả rượu, thịt, xôi, gà, cúng bái hương hói nghi ngút quanh hòn đá. Người xin các oan hồn linh ứng cho cuộc sống giàu sang, người xin mụn con, người khấn rõ xin số đề để được đổi đời… Mặc dù là pháp sư, song thầy Thích Hồng Phương không quan tâm mấy trò cúng bái, hương khói nghi ngút. Ông trải chiếu ngồi trì chú với các môn đệ chừng mấy phút, rồi tiến đến bên hòn đá. Đến bên hòn đá, ông lầm rầm trong miệng như thể trò chuyện với hòn đá. Thượng tọa Thích Hồng Phương dùng lòng bàn tay xoay ngược chiều kim đồng hồ trên mặt hòn đá, mà theo ông là để kiểm tra sự kích thích của “từ trường linh ứng”.

    Theo thầy Hồng Phương, với những hòn đá chứa nhiều năng lượng âm, các pháp sư cao tay có thể kiểm tra và biết được bằng chính sự nhạy cảm của cơ thể mình. Mặc dù hòn đá lớn như thế, nhưng năng lượng đó chỉ tụ ở một điểm nhất định, chỉ nhỏ bằng miệng bát tô. Và điều nữa, là năng lượng âm này chỉ phát ra vào một thời điểm nhất định, mà chỉ những thầy pháp cao tay mới biết được. Kiểm tra xong, phát hiện năng lượng âm linh đã có, thượng tọa Thích Hồng Phương tụ họp mọi người lại và nói lớn: “Đã đúng giờ hòn đá hiển âm linh rồi. Trước nay, có anh tin, có anh không tin. Nay tui mời các anh, các chị thử tất, để xác tín lại niềm tin của mình. Có tui ở đây, thì tui xin đảm bảo mạng sống cho các anh, chị, ông bà. Nếu có sự gì xảy ra, thì cứ bảo do ông Thích Hồng Phương xúi bẩy. Tuy nhiên, tui xin nhắc, là mọi người chỉ nên chạm nhẹ một lần, thấy có cảm giác rồi thì thôi ngay, tui sẽ xử lý trục khí âm ra khỏi người luôn, để giữ tính mạng cho mọi người”.

    20 người bị “điện giật”

    Sau khi giải thích xong, thì người xung phong đưa thân mình ra làm thí nghiệm là sư thầy Thích Vạn Toàn. Sư Vạn Toàn là trụ trì ngôi chùa nhỏ ở Nhơn Hậu, cũng là người thuyết phục thượng tọa Thích Hồng Phương tìm cách thu phục hòn đá. Sư Vạn Toàn cũng muốn làm thí nghiệm đầu tiên, là để nhỡ có chuyện xấu gì xảy ra, thì ông cũng gánh tội nợ cho dân làng trước. Chọn đúng điểm trung tâm của mặt trên hòn đá, nơi thầy Thích Hồng Phương khẳng định có âm linh, sư Vạn Toàn đặt lòng bàn tay lên với dáng vẻ không hề sợ hãi. Thế nhưng, một chuyện kinh khiếp đã xảy ra, khi sư Vạn Toàn vừa chạm ngón tay xuống hòn đá, thì lập tức ông giật bắn người, cơ thể lảo đảo, như thể bị điện giật. Điều kinh dị, là khi soi đèn pin vào đầu sư Vạn Toàn, thấy những làn khói mỏng thi nhau bốc lên. Sư Vạn Toàn chạy cách xa hòn đá độ vào mét, đến chỗ sư Hồng Phương và bảo: “Con chết mất thầy ạ, hòn đá này hình như có luồng điện cao thế, giật mạnh lắm!”. Thượng tọa Hồng Phương bảo sư Vạn Toàn ngồi xuống đất, khoanh chân theo tư thế hoa sen, rồi ông dùng lòng bàn tay, đặt lên đỉnh đầu sư Vạn Toàn, truyền năng lượng. Khoảng 5 phút sau, sư Vạn Toàn tỉnh táo, đứng dậy, đi lại như người bình thường.
    Mặc dù sự việc sư Vạn Toàn như bị điện giật khi đụng vào hòn đá xảy ra trước mắt, khiến nhiều người kinh hãi, nhưng không cản được ông Hai Lũy. Ông Hai Lũy khi đó đã 65 tuổi, là người trông nom, gắn bó với ngôi chùa Hương Quang mấy chục năm rồi. Ông Hai Lũy rất thích nghiên cứu những bí ẩn người Chăm, và rất tin vào những chuyện thần thánh, tâm linh, nhưng ông không nghĩ hòn đá vô tri giữa cánh đồng như thế lại có… điện. Ông Hai Lũy mang khuôn mặt trầm tư, nghĩ lại giây phút ấy, vẫn còn hãi hùng, kể lại cho tôi: “Bây giờ, chú có kể lại con cũng không tin được đâu, nhưng chú cứ lấy danh dự của người già, đã ngoài 70 tuổi rồi, để khẳng định với con rằng, hòn đá ấy thật sự là khủng khiếp. Ngày đó, chú được dân làng bầu cho chức vụ trông nom ngôi chùa này. Thầy Hồng Quang là trụ trì, nhưng chú quán xuyến mọi việc râu ria xung quanh. Thầy Hồng Quang thì giỏi rồi, nhưng nói hòn đá mà giật người như điện, thì ngộ quá, làm sao chú tin được. Sư thầy Vạn Toàn thì vốn là học trò của thầy Hồng Phương, nên nhỡ ra hai người phối hợp bày trò gì thì sao. Chú dù thân thiết với thầy Hồng Phương, nhưng mà giở mấy trò ảo thuật đường phố như kiểu gách xiếc bán thuốc là chú không chấp nhận được, thế là chú xung phong thử sờ hòn đá ngay sau khi thầy Toàn tỉnh lại. Lúc đó, thú thực là chú có hơi run, nhưng chú tin chắc là nó không thể có tác động gì đến chú cả. Chú tiến lại gần, nhìn ngó xung quanh hòn đá, xem có dấu hiệu dây dẫn điện gì không. Khi thấy yên tâm rồi, chú sờ vào cạnh hòn đá. Hòn đá lạnh ngắt, chẳng có dấu hiệu giật người gì cả. Tin rằng vô sự, chú đặt nguyên bàn tay lên đúng cái khoanh tròn dấu mực đỏ thầy Hồng Phương vẽ ở tâm hòn đá. Trời ơi, chú vừa chạm tay vào, cảm giác như chưa sát xuống mặt đá, thì toàn thân chú rùng một cái, lạnh ngắt, cứng đơ cả người. Tay chú lúc đó bắn ra, chú chạy vọt ra lên mặt đường, cắt không còn giọt máu nào nữa. Tuy nhiên, chú không ngất xỉu, không cần thầy Hồng Phương truyền năng lượng. Nhưng, chính xác là như có luồng điện ở hòn đá, mà thầy Phương gọi là âm linh”.

    Tiếp theo đó, là 20 người xung phong chạm tay vào hòn đá, và điều đặc biệt là ai cũng bị cảm giác như điện giật, khiến toàn thân run bắn, lảo đảo. Những người dám sờ vào hòn đá đều là những người vía mạnh, không sợ ma quỷ, bóng đêm. Những người tin vào thế giới tâm linh, thì đều sợ hãi, không dám tiến lại chỗ hòn đá, chứ đừng nói đến chuyện đụng vào. Một ông thầy pháp có tiếng trong vùng cũng đến xem, nhưng nhất định từ chối, không dám đụng vào hòn đá. Người cuối cùng dám đụng vào hòn đá là anh Năm Tú, là thợ xây, đang làm thuê cho chùa Hương Quang. Anh này đụng vào, cũng bị điện giật mạnh. Chạy lên bờ, anh này bảo cảm nhận rõ điện chạy từ tay, lan ra khắp người, rồi lên đầu. Sư thầy Hồng Phương cười bảo: “Cậu là tay ngỗ ngược nhất, chẳng sợ gì, giờ có dám đụng tiếp không?”, thì anh này bảo: “Con chịu thôi, đụng nữa chết liền”.

    Sau khi không còn ai dám đụng vào hòn đá kỳ lạ ấy nữa, thì thượng tọa Thích Hồng Phương mới gọi mọi người đến khu vực cách gò đất đó chừng 50m. Khu vực đó cũng có một số hòn đá, nhưng màu sắc khác, hình dáng khác, không rõ nằm đó từ khi nào. Mọi người vui vẻ sờ mó, ngồi lên, nhưng không có cảm giác hãi hùng như điện giật khi đụng vào hòn đá kỳ quái kia. Qua 11 giờ đêm, tức là đã 2 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra hiện tượng kỳ quái, thượng tọa Thích Hồng Phương đến bên hòn đá, đặt tay vào cho mọi người xem và khẳng định thời điểm hòn đá linh ứng đã qua, mọi người có thể thoải mái đụng vào. Quả nhiên, mọi người đụng vào hòn đá, không thấy có hiện tượng kỳ quái nào nữa. Lúc này, sư thầy Hồng Quang mới tuyên bố với mọi người rằng, theo các pháp sư, thì hòn đá này chính là “thạch quỷ”. Theo lời ông, thì mặc dù có cả ngàn người bị hành quyết trên hòn đá này bằng cách man rợ, là dùng voi dẫm bẹp đầu, nhưng các linh hồn đều đã siêu thoát, chỉ còn 5 oan hồn con gái, tuổi từ 18 đến 25 vẫn ngụ ở hòn đá này, không siêu thoát được. Cũng theo thượng tọa Thích Hồng Phương, thì chỗ mọi người đụng vào, chính là điểm giao linh của những oan hồn con gái. Khi ấy, mọi người mới dựng tóc gáy, sợ hãi thực sự. Mọi người càng hãi hùng hơn, khi thầy Hồng Phương nhìn vào hòn đá cất lời: “Giờ các chị thế nào? Có thích vào chùa không? Nếu đồng ý, thì tôi sẽ xin thần linh, thổ địa…”.

    Trong khi sư thầy Hồng Phương “nói chuyện” với các oan hồn, thì sư thầy Vạn Toàn, thượng tọa Minh Tuấn liên tục đề nghị sư thầy Hồng Phương đưa các oan hồn vào chùa và rước hòn đá về chùa Hương Quang thờ tự, không để những sự việc kỳ quái tiếp tục xảy ra nữa. Cũng đúng lúc đó, ông Tư Khai, người chứng kiến sự việc đã xung phong nhận nhiệm vụ đưa hòn đá ấy về chùa Hương Quang.
    Không giải thích nổi

    Sở dĩ ông Tư Khai xung phong đưa hòn đá về, vì ông có xe tải, có máy cẩu, nên làm việc đó rất dễ, cũng là làm việc nghĩa. Theo đề nghị của thượng tọa Hồng Phương, hôm sau, ông Khai sai mấy người đến địa phương làm việc với chính quyền. Nghe đề nghị, chính quyền thôn, xã đồng ý luôn. Sự việc hòn đá gây ra cái chết cho nhiều người, hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, thì lãnh đạo xã không chứng minh được, nhưng có một sự thật là người dân quá hoang mang khi hòn đá nằm đó, mà chính quyền cũng không biết giải quyết thế nào.
    Điều kỳ lạ liên tục xảy ra với nhóm vận chuyển hòn đá. Hòn đá đó chỉ nặng chưa đầy một tấn, mà chiếc cầu mấy tấn cứ loay hoay mãi không xong. Lúc đầu, móc cáp vào, cứ nhấc cẩu lại tuột cáp. Sau khi tuột cáp mấy lần, thì nhóm thợ này đã buộc rọ hòn đá lại. Thế nhưng, khi hòn đá không còn đường nào thoát, thì cẩu chết máy, đề mãi không nổ. Nhóm người này loay hoay từ sáng đến trưa không sửa được máy thì dừng tay. Ông Khai gọi điện cho thầy Hồng Phương. Vừa nối được điện thoại thì thượng tọa Hồng Phương bảo: “Mấy thợ của anh không thành tâm, cứ nhạo báng nên không di chuyển được hòn đá đâu”. Hãi quá, ông Tư Khai sai mấy anh này chắp tay trước hòn đá khấn vái, xin lỗi vì đã buông những lời lẽ không đúng đắn. Khi nhóm thợ này thành tâm, thì đề cái máy nổ luôn và cẩu nhấc bổng hòn đá đặt vào xe tải, chở về chùa Hương Quang. Gặp thượng tọa Hồng Phương, ông Tư Khai bảo: “Con sợ hòn đá này lắm rồi. Lần sau nếu có hòn đá nào thế này thầy chớ bảo con chở nhé!”.

    Thời điểm đưa “thạch quỷ” về chùa, thì chùa Hương Quang đang ngổn ngang vật liệu vì đang xây dựng lại. Đất đai chật hẹp, nên chỉ còn một chút không gian trước chùa, phía sát tường đặt được hòn đá. Sự việc khiêng “thạch quỷ” về chùa, khiến cả làng Bến Đức xôn xao. Người dân kéo đến rất đông chiêm ngưỡng “thạch quỷ”. Ai không tin năng lực kỳ dị của hòn đá, thì đăng ký được sờ hòn đá với sư thầy Hồng Phương. Có tháng có tới hai thời điểm xuất hiện âm linh trên hòn đá, mỗi lần kéo dài 1-2 giờ. Cũng có khi cả năm chỉ xuất hiện 1-2 lần. Những khi biết thời điểm âm linh hiển hiện trên hòn đá, ông gọi những người nghi ngờ, muốn mạo hiểm đến sờ tay vào. Suốt mấy năm trời, đã có thêm cả trăm người dân trong làng bị “điện giật” khi đụng vào hòn đá. Một lần, một cháu bé theo bố mẹ ở xa đến bốc thuốc, không biết hòn đá thiêng, đã ngồi vào và bị co rúm người lại. Sợ hòn đá ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mọi người, thượng tọa Thích Hồng Phương đã cho đào cái hồ nhỏ ở sân chùa, xây bệ trồi lên khỏi mặt nước, rồi đặt hòn đá xuống đó, không ai đụng vào được nữa. Sau này, ông xây dựng thêm hòn giả sơn cho quanh cảnh phù hợp hơn. Nhiều người cúng bái hòn đá, nên lập thêm bát hương ở đó.

    Sự việc hòn đá “giật” như điện cũng khiến các nhà khoa học chú ý. Theo lời thượng tọa Thích Hồng Phương, một nhà khoa học ở Bình Định, đã đem máy đo từ trường, dẫn theo một nhà báo tỉnh đi quan sát, làm trọng tài. Ông này dùng máy đo các kiểu, nhưng không thấy có điện hay từ trường phát ra từ hòn đá. Thế nhưng, khi ông này đến đúng thời điểm mà thượng tọa Hồng Phương gọi là “âm linh”, thì đã bị “giật”, dù dùng máy đo không thấy kim đồng hồ dịch chuyển gì cả.

    P/S: Chùa Hương Quang vốn là một cái am nhỏ. Xưa kia, thôn Bến Đức là vùng đất của người Chăm. Người Chăm bỏ đi, thì người nơi khác di cư đến, sau nhiều trăm năm bỏ hoang. Trong nhóm người định cư đầu tiên ở đây có ông Khải. Ông lập ra cái am vào khoảng năm 1870. Sau khi ông Khải chết, ông Kiềng kế thừa cái am. Thời kỳ đầu thế kỷ 20, ông Kiêng cùng với 4 ông nữa, gồm ông Ngợ, ông Chữ, ông Nam và Ba Thu, là 5 thầy phù thủy nổi tiếng nhất vùng. Dân làng kêu ông Kiềng là thầy Năm. Ông Năm có duyên với hòa thượng Trí Hải, nên mời ông Trí Hải đến trông nom am. Năm 1930, ông Trí Hải đặt tên là Hương Quang am. Đến năm 1957, ông Huỳnh Ân và Đại Quang tiếp nhận am và đổi tên thành Hương Quang tự, tức là chùa Hương Quang. Sư thầy Thích Hồng Phương vốn có nghề thuốc, nhưng xuất gia ở một ngôi chùa ở Quy Nhơn, rồi mới về chùa Hương Quang trụ trì.

    Phạm Dương Ngọc

    (ảnh sư Quang và hòn đá kinh dị)

  • vijaya 在 旅行熱炒店Podcast Facebook 的最佳解答

    2021-08-04 11:16:48
    有 243 人按讚

    EP62是旅行熱炒店進入南亞地區的第一集(如果不算EP50裡面提到伊本.巴圖塔在印度、斯里蘭卡與馬爾地夫之間的無限輪迴的話)。身為一個沒去過、對南亞史地也不太熟的人,對於僧伽羅(Sinhalese)與泰米爾(Tamils)各自的歷史脈絡,以及今日在斯里蘭卡的分布也非常好奇,於是整理了一些數據和重要資訊跟大家分享。

    1️⃣ 僧伽羅人來到斯里蘭卡的時間,比泰米爾人稍微早一些,他們的文化根源和今天印度北部(如印地語/烏爾都語、旁遮普語、尼泊爾語、孟加拉與等)相似,其語言都可以追溯到普拉克里特諸語(Prakrit languages),再往上則能回溯到吠陀梵語(Vedic Sanskrit,較古老形式的梵語)。傳說公元前6世紀,這群人在一位王子維闍耶(Vijaya)帶領下移居斯里蘭卡,與當地原住民通婚而形成今天的僧伽羅人。

    2️⃣ 至於泰米爾人,其實來到斯里蘭卡的時間也不算太晚,畢竟和印度南部今天的「泰米爾納德邦」不過一海之隔,相傳在西元前2世紀就來到斯里蘭卡,後來建立的朱羅王朝更統治北部幾個世紀之久,這個王朝的後裔就是今日的斯里蘭卡泰米爾人。(值得一提的是:斯里蘭卡的人口統計會把「斯里蘭卡泰米爾人」和「印度泰米爾人」分開,後者專指19世紀之後英國殖民下移居的泰米爾人。)

    3️⃣ 這兩種人不但宗教不同(上座部佛教、印度教),語言更是分屬兩個完全沒有關聯的語系(印歐語系、達羅毗荼語系),在斯里蘭卡的分佈也也是涇渭分明——大多數的行政區內,不是僧伽羅人佔超過70%就是泰米爾人超過70%。硬要說有什麼同源之處的話,大概是他們的文字都是屬於婆羅米系文字(Brahmi Script) 吧!

    4️⃣ 最後補充一個小知識:印度和斯里蘭卡之間有一條沙洲稱為羅摩橋(Rama's Bridge),每次看地圖都讓我很好奇,到底人有沒有辦法不搭船直接走過去呢?一查之下發現,原來在西元15世紀之前,這條沙洲是完全露出水面的狀態,所以當時的人是真的可以步行到斯里蘭卡的!這條連結說明了斯里蘭卡與次大陸曾經是如此神聖不可分割(誤),也使得海峽兩邊都有泰米爾人居住的歷史更加合理。

    註:資料來源為斯里蘭卡官方公布2012年人口統計。

    勘誤:經熱心聽眾提醒,「safari」中文正確翻譯應為「獵遊」,我在本集的文宣中誤以「莽原」一詞指稱,特此更正 😅

    加碼推薦:收聽友台節目,不同角度認識斯里蘭卡——
    - 行旅調調 Xinglustyle EP17 斯里蘭卡種族與內戰|半山腰住進泰米爾陌生人的家
    - 耳朵旅行社 S2/E34 誌華:在斯里蘭卡交換笑容

    【EP62 莽原旅遊首選之地,僧伽羅與泰米爾的百年糾葛:在斯里蘭卡與野生動物的第一線接觸 ft. 用工作探索世界的旅人 Malina】

    🔈 收聽節目:
    Spotify Apple Google SoundOn Firstory Baabao KKBox
    各大播放平台搜尋「旅行熱炒店」或至官網

    #南亞 #斯里蘭卡 #次大陸 #印度洋 #海島 #英國殖民 #錫蘭 #莽原 #大象 #野生動物 #佛教 #podcast #travel #播客 #音頻 #自助旅行 #中文podcast #台灣podcast #阿拉斯加 #美國

  • vijaya 在 Johnson Low 刘铨盛 Facebook 的最佳貼文

    2021-06-17 09:43:23
    有 14 人按讚

    我们这个星期五见! 难得与两位 HVD 资深同门师兄们再次同台....🤘😁
    #JohnsonLow 刘铨盛 #JordanVoon #JamesWong#嘉溢国际#FMCO #特备 #HVD小生 #星连星之夜 #想当年话家常 #风采有约 #风采 #Femininemsia
    #stayhomestaysafestayhealthy
    #sandalo
    #Fujidang
    Vijaya International 嘉溢国际
    Follow my IG : Johnsonlow2000 😎

  • vijaya 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文

    2021-10-01 13:19:08

  • vijaya 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文

    2021-10-01 13:10:45

  • vijaya 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答

    2021-10-01 13:09:56

你可能也想看看

搜尋相關網站