雖然這篇sarc f量表鄉民發文沒有被收入到精華區:在sarc f量表這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章
在 sarc產品中有13篇Facebook貼文,粉絲數超過5萬的網紅Bếp Thực Dưỡng,也在其Facebook貼文中提到, "Bệnh nhân nặng đa phần là béo phì. Không kể tuổi tác, cứ béo phì là dễ trở nặng và dễ tử vong. Hình như mô mỡ trong cơ thể là kho chứa cytokin hay sa...
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「sarc」的推薦目錄
sarc 在 HAFIZ AIZAT Instagram 的精選貼文
2020-05-31 09:15:50
As always wajib bergambar dengan duta @marathonbaker25 @tnieisrunningnuts selepas FIT SYUKUR 3.0 malam tadi... Dah dua hari berturut2 jumpa ni haha 🤣 ...
sarc 在 phoebeyang Instagram 的最佳解答
2020-04-21 13:11:28
. 2019年首支派台歌《BonBonBon》 大家快去聽啊! 這曲是刻意用心為BonBonLand 光影藝術節度身打造的歌曲,除了節奏旋律悅耳動人,每一個旋律更是團隊嘔心瀝血之作,加上楊絲童獨特的聲線,展現出《BonBonBon》的精粹。 音樂是世界的共同語言,透過《Bon Bon Bon 》...
sarc 在 Anwar Abu Bakar Instagram 的最佳貼文
2020-05-01 18:26:02
Complete each other, not compete with each other. . . . I'm wearing new Johor shirt by SARC. Grab them now! @lifeissarc @lifeissarc @lifeissarc . 📸 ...
sarc 在 Bếp Thực Dưỡng Facebook 的精選貼文
"Bệnh nhân nặng đa phần là béo phì. Không kể tuổi tác, cứ béo phì là dễ trở nặng và dễ tử vong. Hình như mô mỡ trong cơ thể là kho chứa cytokin hay sao ấy, nên nhiễm virus Sarc Covi2 là rất dễ bùng phát thành cơn bão cytokin. Nhìn những người bệnh thở khó nhọc, lớp mỡ bụng nặng nề phập phồng mà tôi đâm ám ảnh, đến bữa tự giác ăn giảm cơm hẳn đi để chống béo phì."
sarc 在 Facebook 的最佳貼文
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI NHIỄM COVID CÁCH LY TẠI NHÀ
* Khi bạn nghi ngờ đã nhiễm virut Sarc-Covy-2 hoặc đã nhiễm nhưng không triệu chứng hoặc chưa tới bệnh viện được, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Nghỉ ngơi trong phòng riêng, tách biệt với những người còn lại, có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng để nhận thức ăn và vật dụng.
- Đảm bảo phòng thoáng khí, mở cửa sổ.
- Khử khuẩn tay, vật dụng, các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
- Sử dụng WC riêng,
- Ngâm quần áo vật dụng bằng dung dịch Javen hoặc Cloramin B đặc hơn bình thường 10 lần.
- Túi Rác thải đựng riêng trong thùng có nắp kín, thắt chặt miệng túi khi vận chuyển. Xử lý theo rác thải y tế.
* Dự trữ sẵn 1 số thuốc trong tủ thuốc để có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
(Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nhanh trở nên nguy kịch trong 1-2 ngày, vì vậy ở những nơi bệnh viện đã trở nên quá tải, 1 số loại thuốc trong danh mục để dự phòng bệnh tiến triển nguy kịch nếu chưa kịp đến BV).
Danh mục các thuốc nên dự trữ (lựa chọn mỗi đầu mục 1 loại):
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng tại nhà:
1- Nhóm thuốc nâng cao thể trạng: Upsa C, Vitamin C 500mg, vitamin tổng hợp (Beroca, Enervon C…).
2- Thuốc hạ sốt: Efferalgan, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen.
3- Thuốc giảm ho: mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin
4- Nước muối, Bethadine xanh, Nước súc họng kháng khuẩn.
5- Oresol
Nhóm thuốc dự phòng bệnh tiến triển nặng:
(Lưu ý thuốc nhóm này người bệnh không được tự ý sử dụng, thời điểm uống và liều lượng phải theo hướng dẫn và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).
6- Kháng sinh: Augmentin, Azythromycin, Levofloxacin
7- Nhóm hỗ trợ dự phòng phản ứng quá mẫn (bão cytokin), rối loạn đông máu
+ Medrol 16mg, Dexamethazone 0,5mg viên, Dexamethasone 4mg tiêm
+ Aspirin,
+ enoxaparin 40mg (Lovenox)
8. Một số dụng cụ hỗ trợ theo dõi: nhiệt kế, máy đo SpO2.
Hiện tại bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung:
1. Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím.
2. Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
3. Giữ ấm cơ thể.
4. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải: uống oresol hàng ngày bổ sung điện giải.
5. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin (Upsa C, Beroca, enervonC…) nếu cần thiết.
6. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút hàng ngày.
7. Sốt cao >38,5 độ: dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
8. Nếu ho nhiều: có thể dùng thuốc giảm ho thông thường (mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin), không nên dùng thuốc giảm ho codein.
9. Theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh đặc biệt các dấu hiệu về phổi trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh:
- Liên hệ ngay với cán bộ y tế khi có ác dấu hiệu: sốt >38,5 độ, ho, đau họng, tiêu chảy, khó thở (khi không thể hít sâu hoặc nín thở 10 giây), nhịp thở trên 20 lần/ phút.
- Cần gọi ngay tổ phản ứng nhanh để tới bệnh viện khi có 1 trong các dấu hiệu: khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/ phút, li bì, tím tái môi, đầu chi, SpO2<95%.
Khi có các dấu hiệu này cần được hỗ trợ y tế để kịp thời điều trị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, dự phòng bão cytokin, rối loạn đông máu…
Bài viết biên soạn theo các hướng dẫn của Bộ y tế:
1. Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khoẻ đối với người mắc Covid-19 tại nhà.
2. Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virut Sarc-Covy-2.
Nguồn: BS Nguyễn Quỳnh Thơ
sarc 在 Facebook 的精選貼文
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ DIỄN BIẾN KHI NHIỄM Virut SARC-CoV-2 (nhiễm COVID-19)
Virut SARC-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp như qua giọt bắn khi người mang virut hắt hơi, ho, khạc… và qua đường tiếp xúc. Biến thể delta gần đây khả năng lây nhiễm tăng cao do có thêm khả năng lây truyền trong không khí, qua hạt khí dung.
Khả năng lây truyền ở ngoài trời thoáng thấp hơn và tăng cao hơn khi ở không gian kín, tại các cơ sở y tế, những nơi đông người do khác biệt về thời gian tồn tại và mật độ của virut trong các không gian này.
DIỄN BIẾN của những người nhiễm Covid
1. Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.
2. Sau ủ bệnh, người nhiễm có thể thấy các dấu hiệu khởi phát như sau:
+ Các dấu hiệu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi đau cơ.
+ Nhóm dấu hiệu hay gặp mức tiếp theo: đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn, tiêu chảy.
+ Một số trường hợp có rối loạn khứu giác (mất mùi) hoặc tê lưỡi.
3. Tiếp theo, bệnh có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể:
* Hơn 80% những người mắc không có dấu hiệu gì đáng kể hoặc chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần.
* Gần 20% người nhiễm covid, virut có thể lan xuống đường hô hấp dưới hoặc xâm nhiễm sâu hơn vào trong cơ thể làm bệnh diễn biến nặng hơn. Những dấu hiệu này thường gặp sau những triệu chứng ban đầu khoảng 5-8 ngày, lúc này bạn cần liên hệ gấp với BS để được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế.
- Trong số này phổ biến là virut lan xuống dưới dây viêm phổi với các biểu hiện thở nhanh >30 lần/ phút, khó thở, đau ngực, SPO2 giảm <94.
- Một số ít cần phải hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, khó thở, tím tái… hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
- Tử vong xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
4. Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có bị suy hô hấp cấp tiến triển, người bệnh sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Cho tới nay, chưa có bằng chứng khác biệt về các biểu hiện lâm sàng của COVID-19 ở phụ nữ mang thai.
Nhiễm Covid ở trẻ em: đa số trẻ có biểu hiện nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng.
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, tuy nhiên cũng có 1 số ít có thể viêm phổi nặng dẫn tới tử vong.
Đã có ghi nhận một số trẻ mắc COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
(Bài viết tham khảo bản Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)của Bộ Y tế).
Nguồn: BS Nguyễn Quỳnh Thơ