雖然這篇mr2 aw11二手鄉民發文沒有被收入到精華區:在mr2 aw11二手這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章
在 mr2產品中有1482篇Facebook貼文,粉絲數超過5萬的網紅Phạm Dương Ngọc Vlog,也在其Facebook貼文中提到, Liệu tam thất với sâm Việt Nam có là anh em ruột thịt? Quá trình nghiên cứu, và đặc biệt là tìm hiểu thực tế về sâm, phát hiện ra khá nhiều điều thú ...
同時也有135部Youtube影片,追蹤數超過17萬的網紅再見小南門,也在其Youtube影片中提到,【訂閱 再見小南門 】https://www.youtube.com/channel/UCSsHvz_aCD9NMXjzWpwg9qA 【FB 粉絲團】https://www.facebook.com/GBsoutherndoor 哈嘍!大家好!我是 再見小南門 自從那件事曝光之後,夏樹一直相當懊...
「mr2」的推薦目錄
- 關於mr2 在 MR2 Photography Instagram 的精選貼文
- 關於mr2 在 MR2 Photography Instagram 的精選貼文
- 關於mr2 在 MR2 Photography Instagram 的最佳解答
- 關於mr2 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
- 關於mr2 在 MR2 Facebook 的精選貼文
- 關於mr2 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
- 關於mr2 在 再見小南門 Youtube 的精選貼文
- 關於mr2 在 果籽 Youtube 的最佳貼文
- 關於mr2 在 XO Autosport Youtube 的最讚貼文
mr2 在 MR2 Photography Instagram 的精選貼文
2021-09-24 10:50:26
【毛小孩記錄】 限量優惠再送無框畫。 Photographer | MR2 \Mike Location| 嘉義 www.mr2wedding.com ----------------------- 進一步了解毛小孩記錄 Line : breakfast520 #mr2photography #MR...
mr2 在 MR2 Photography Instagram 的精選貼文
2021-09-16 05:38:02
【週歲Party】 Photographer | MR2 \Mike Partner| 黃小鵬 Party Location| 涵碧樓 www.mr2wedding.com ------------------------- IG \ mr2photography 進一步了解週歲拍攝方案 Line ...
mr2 在 MR2 Photography Instagram 的最佳解答
2021-09-10 19:46:20
【個人寫真】 Photo by MR2 Photographer | Mike Stylist | 三克拉團隊造型師Zona Dress | 三克拉私藏 Location|嘉義 Web|mr2wedding.com/ ------------------------- Line官方線上客服 : @...
-
mr2 在 再見小南門 Youtube 的精選貼文
2021-06-06 13:00:10【訂閱 再見小南門 】https://www.youtube.com/channel/UCSsHvz_aCD9NMXjzWpwg9qA
【FB 粉絲團】https://www.facebook.com/GBsoutherndoor
哈嘍!大家好!我是 再見小南門
自從那件事曝光之後,夏樹一直相當懊悔。
雖然不曉得怎麼挽回拓海,夏樹仍試著改變現況。
於是她開始在快餐店打工,希望用不同的面貌回到拓海面前。
究竟拓海與夏樹會有什麼樣的發展?
這集帶你看完「藤原拓海 vs. 茂木夏樹」
#頭文字D #藤原拓海 #ProjectD #茂木夏樹 -
mr2 在 果籽 Youtube 的最佳貼文
2021-03-11 12:30:02|日版Toyota MR2—試駕豐田MR2回到《古惑仔》陳浩南飛車歲月 35年Keep住精神好力十幾萬有交易
講起Toyota MR2,你或許會想起在銅鑼灣叱吒風雲的《古惑仔》,不過要講MR2的故事又豈止於這部戲呢?早於1976年,豐田已經展開一個全新的開發計劃,目標就是要製造一部集操控性與低油耗於一身的小車。負責這個項目的產品測試工程師—吉田明生先生於1979年建議這部小車該採用中置引擎(MR)雙座位佈局,而原型車SA-X亦於1981年開始日本本土以及美國Willow Spring賽車場作測試。豐田為了隆重其事更邀請了前F1車手Dan Gurney參與試車工作,同時請來英國蓮花車廠的工程師Roger Becker參與這部新跑車的懸掛設計工作。直至1983年,豐田終於在東京車展展出接近量產階段的概念車SV-3, 並於翌年正式以MR2之名推出到市場。
很有趣地,坊間一直都流傳關於AW11 MR2的兩個傳聞。第一個傳聞就是AW11 MR2其實是演變自英國蓮花車廠當年胎死腹中的M90企劃。雖則M90企劃早於1981年已經展開,而當年目標就是要做一部FR Roadster,成為新世代Elan。不過企劃展開的翌年蓮花創辦人Colin Chapman就不幸離世,企劃就擱置了。事實上這部原型車確實有用上豐田的引擎、波箱及懸掛,但是無論從整部車的佈局以至開發的時間線都跟MR2不相符,因此這個傳聞也不攻自破。
https://hk.appledaily.com/lifestyle/20210308/NZDNXO7N5JFM7JTAVHCB3ZOXRI/
影片:
【我是南丫島人】23歲仔獲cafe免費借位擺一人咖啡檔 $6,000租住350呎村屋:愛這裏互助關係 (果籽 Apple Daily) (https://youtu.be/XSugNPyaXFQ)
【香港蠔 足本版】流浮山白蠔收成要等三年半 天然生曬肥美金蠔日產僅50斤 即撈即食中環名人坊蜜餞金蠔 西貢六福酥炸生蠔 (果籽 Apple Daily) (https://youtu.be/Fw653R1aQ6s)
【這夜給惡人基一封信】大佬茅躉華日夜思念 回憶從8歲開始:兄弟有今生沒來世 (壹週刊 Next) (https://youtu.be/t06qjQbRIpY)
【太子餃子店】新移民唔怕蝕底自薦包餃子 粗重功夫一腳踢 老闆刮目相看邀開店:呢個女人唔係女人(飲食男女 Apple Daily) https://youtu.be/7CUTg7LXQ4M)
【娛樂人物】情願市民留家唔好出街聚餐 鄧一君兩麵舖執笠蝕200萬 (蘋果日報 Apple Daily) (https://youtu.be/e3agbTOdfoY)
果籽 :http://as.appledaily.com
籽想旅行:http://travelseed.hk
健康蘋台: http://applehealth.com.hk
動物蘋台: http://applepetform.com
#Toyota #MR2 #日版 #古惑仔 #陳浩南
#果籽 #StayHome #WithMe #跟我一樣 #宅在家 -
mr2 在 XO Autosport Youtube 的最讚貼文
2020-12-27 20:00:14รถเดิมจากยุคสมัย #KANSAI ไม่มีใครที่ไม่รู้จักชื่อนี้ ความน่าสนใจของมันคืออะไร ทำไมยังมีคนหามันมาเล่นอยู่
#Rspec2 #Mr2 #kansai #รถซิ่ง90
สนับสนุนรายการโดย
WISE Lubricant : https://www.facebook.com/wiselubricant
DJI GO Gadgets : https://www.facebook.com/DJIGOGadgets
Flex Turbo : https://www.facebook.com/siam.motorsport
GT Tuning : https://www.facebook.com/gttuningbkk/
mr2 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
Liệu tam thất với sâm Việt Nam có là anh em ruột thịt?
Quá trình nghiên cứu, và đặc biệt là tìm hiểu thực tế về sâm, phát hiện ra khá nhiều điều thú vị. Phải chăng, dân Việt đang bị lừa một cách ngoạn mục, khi bị cắt cổ?
Nghiên cứu về hoạt chất, thì nhận thấy, sâm Việt Nam (tên địa phương là Ngọc Linh) chỉ khác mỗi tam thất ở cái hoạt chất MR2. Nó cũng khác nhân sâm (Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc) có lẽ cũng ở cái MR2. Nhưng, cái saponin MR2 có tác dụng gì, giá trị gì, thì thực sự, chưa chứng minh được.
Trong khi đó, nhân sâm (Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc) tự nhiên, đắt hơn sâm Việt Nam hàng trăm lần. Nó có giá đến cả triệu đô/củ bằng ngón tay. Vậy, thì với các chuyên gia về sâm, mr2 của sâm Việt Nam chả là cái gì sất.
Nhân sâm tự nhiên đắt, là bởi nó mang giá trị sưu tầm, hiếm hoi, chứ không phản ánh giá trị của nó. Nhân sâm trồng công nghiệp rẻ khác gì củ cải đâu. Nhân sâm trồng bán tự nhiên mới đắt. Sâm Việt Nam tự nhiên, có củ tiền tỷ thì không nói làm gì, nhưng trồng mà bán cả trăm triệu/kg thì đúng là... quá cắt cổ!
Về sâm Việt Nam, có củ có mr2, có củ không có. Loại mọc ở Tuyên Quang, hay mới phát hiện ở Lâm Đồng, Đak Lak, mùi vị khá tương đồng sâm Việt Nam, nhưng lại không có mr2. Sâm Lào thì củ có mr2, củ không có. Thậm chí, sâm mọc ở Ngọc Linh, cũng chưa chắc củ nào cũng có mr2. Sâm ở Lai Châu thì có mr2 rất cao. Thậm chí, sâm Việt Nam, lấy giống ở Lai Châu và núi Ngọc Linh trồng ở Trung Quốc, huyện Kim Bình, hàm lượng mr2 còn cao hơn nhiều trồng ở Ngọc Linh – theo lời của chị Nga ở Viện dược liệu.
Như thế, có thể nói rằng, mr2 chỉ là cái để lòe thiên hạ. Là cái, có lẽ, để chứng minh nó là sâm Việt Nam mà thôi.
Ngoài nghiên cứu về hoạt chất, thì nghiên cứu về hình dáng củ sâm, càng ngày càng thú vị.
Sâm Ngọc Linh trồng ở Nam Trà My (Quảng Nam), củ tròn ùng ục, nổi nhiều u cục, thường gọi là “d.ái”, da màu vàng óng ánh. Nhưng, bên kia sườn núi, thuộc Kontum, thì củ sâm ít u cục hơn, da màu xanh hơn. Sâm tự nhiên thì ít mọc u cục hơn, thậm chí chả có cái u nào, chỉ nảy đốt. Một dải núi, màu củ sâm đã khác, dạng hình cũng khác.
Sâm Việt Nam hiện được trồng nhiều ở Tàu. Giống chủ yếu lấy từ Lai Châu và lấy luôn từ Vân Nam. Vùng Vân Nam, giáp Lai Châu, núi rừng vốn đầy sâm Việt Nam. Tàu nó gọi là tam thất, nên nó trồng, nhân giống, lai tạo từ mấy trăm năm nay rồi. Ông Việt Nam nhanh chân đăng ký, định danh quốc tế là Sâm Việt Nam, nên xơi được cái tên đó. Chứ Tàu nó không quan tâm. Nó coi đó là tam thất, và định danh nó là Tam thất bắc, là kim bất hoán. Ông định danh là sâm Việt Nam, thổi giá lên thì Tàu càng thích, vì nó sẽ trồng bán về Việt Nam với giá cao gấp 100 lần tam thất.
Tam thất kim bất hoán có khoảng chục loại. Có loại mọc u ở rễ nhìn rất buồn cười, có loại mọc thân dài đuột y như nhân sâm, có loại toàn rễ - rễ to hơn củ, có loại củ to dài tròn ùng ục, có loại củ bé tẹo mọc thân dãy đốt y hệ nhân sâm.
Nhưng, có một loại, mà mà mình đặc biệt quan tâm, lưu ý, đó là nó có hình dáng cực kỳ giống với loại sâm Việt Nam trồng ở Kim Bình. Củ tam thất mọc nhiều u cục, mang cả sắc xanh, lẫn sắc vàng của sâm Kontum, Trà My, và Lai Châu, và giống nhất với sâm Việt Nam trồng ở Trung Quốc....
Trước đây, mình từng dự đoán, kim bất hoán tam thất trồng được thuần hóa từ thời Minh, đã 500 năm trước. Có đến cả chục loài tam thất hoang được thuần hóa. Họ sẽ chọn ra loại tốt nhất, có giá trị dược liệu cao nhất, ngon nhất, dễ ăn nhất để thuần hóa. Thậm chí, có sự lai tạo giữa các loài khác nhau, để cho ra đời những loại chất lượng cao và sống khỏe.
Sâm Việt Nam chẳng qua, cũng là một loại tam thất mà thôi. Chúng có ở phía nam Trung Quốc và vùng Lai Châu, cả ở Lào, Myanmar, Ngọc Linh... Có thể, loại sâm Việt Nam hoang dã đó, giờ ẩn hiện trong những giống loài kim bất hoán. Nhưng, loại tốt nhất, có lẽ là loài có mùi vị, hình dáng của những củ sâm Việt Nam. Chúng mọc u cục đáng yêu như những củ sâm Việt Nam trồng nơi nhiều dinh dưỡng, và hiện ra cái gen lai tạo nhiều màu sắc thú vị: xanh, vàng, tím... Ngoài lai tạo phối giống linh tinh, có lẽ còn do những tác động của điều kiện sống như chất đất, độ cao, khí hậu, độ ẩm...
Có một điểm chung, là vị của chúng không đắng gắt như tam thất bắc thông thường, và ngọt lâu hơn – đó là vị đắng ngọt dịu nhẹ, lưu luyến nơi cuống họng của sâm Việt Nam. Ngâm rượu thì đố ông nào phân biệt được với sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh).
Đọc đến đây, ông nào mà không mua về xài, biếu ông bà cha mẹ, thì tôi cũng đến phục!
Điều thú vị, là ngày hôm nay, bán gần hết nửa tấn tam thất cực xịn. Đêm nay lại phải về tiếp để sấy, còn có hàng khô cho các vip dùng.
Bổ sung cách dùng vì nhiều người inbox hỏi quá, trả lời đến mệt:
+ Tươi: Rửa sạch, ráo nước, ngâm rượu tỷ lệ 10 lít/kg. Phơi trong nắng nhẹ cho héo, hoặc xếp trong ngăn mát cho khô dần, thái lát cho lọ, đổ xâm xấp mật ong, xúc ăn ngày 3 bữa vài lát. Hoặc cất ngăn đá nấu ăn với xương, thịt, gà. Hoặc cho lát sâm đun nước uống.
+ Khô: Đã kèm hướng dẫn rất kỹ. Ngậm miếng hàng ngày như ngậm sâm, nghiền bột pha nước uống, hoặc trộn mật ong ăn.
+ Tác dụng thì nên google vì quá nhiều: Nhưng tốt nhất cho người ốm yếu, bệnh ung thư, mới sinh. Ai chén cũng được vì nó là sâm, rất bổ. Đang chảy máu thì ăn chín. Ko dại gì mà ko chén nếu có tiền.
Giá 900k/kg tươi (đt 0989636689)
Giá 3,8 triệu/kg khô (0976614619, chờ vài hôm mới có).
mr2 在 MR2 Facebook 的精選貼文
【毛小孩記錄】Mico與他的家人。
上個月拍攝後,將成品帶到了苗栗山上給Mico開箱
讓他看看自已的帥氣樣
希望Mico與他的家人會喜歡
Photographer | MR2 \Mike
Location| 嘉義
www.mr2wedding.com
----------------------------------
IG \ mr2photography
進一步了解毛小孩記錄
Line : breakfast520
#mr2photography #MR2 #chiayi
#taiwanphotography #photography
#pet #petportrait #dog #cat
#嘉義婚攝 #嘉義攝影師
#寵物攝影 #寵物拍攝 #寵物寫真 #毛小孩記錄 #毛小孩寫真
mr2 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn. Đây chính là loài cùng dòng vớ sâm Ngọc Linh, và hình ảnh một ngày chế biến sâm Lai Châu, ngâm mật ong và rượu)