[爆卦]RVN 收益是什麼?優點缺點精華區懶人包

雖然這篇RVN 收益鄉民發文沒有被收入到精華區:在RVN 收益這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章

在 rvn產品中有14篇Facebook貼文,粉絲數超過3萬的網紅新‧二七部隊 軍事雜談,也在其Facebook貼文中提到, 菲律賓海軍「米格爾·馬爾瓦號」巡邏艦(BRP Miguel Malvar, PS-19),進行海域火砲射擊,該艦是二戰美國海軍「布拉特波羅號」巡邏艦(USS Brattleboro, PCER-852),1943年下水,1944年負責在大西洋巡弋和護衛,同年8月調往太平洋戰區參與雷伊泰灣作戰,戰後被...

 同時也有7部Youtube影片,追蹤數超過23萬的網紅2分之一強,也在其Youtube影片中提到,主題:出國就像換一個人!! 哪國人離開國境就大解放?! 想看完整版嗎?點我就對了►►https://is.gd/JIl2qN 來賓:高伊玲、小優、瑪莉亞 各國代表:杜力、吳子龍、費丹尼、姜勳、勇太、大勇 出國就像換一個人!哪國人一踏出國境就大解放?!高伊玲說美國人講話很大聲竟不是天生,是出了國才變...

  • rvn 在 新‧二七部隊 軍事雜談 Facebook 的最佳解答

    2021-01-02 12:47:42
    有 102 人按讚

    菲律賓海軍「米格爾·馬爾瓦號」巡邏艦(BRP Miguel Malvar, PS-19),進行海域火砲射擊,該艦是二戰美國海軍「布拉特波羅號」巡邏艦(USS Brattleboro, PCER-852),1943年下水,1944年負責在大西洋巡弋和護衛,同年8月調往太平洋戰區參與雷伊泰灣作戰,戰後被改裝成試驗艦,1965年除役

    1966年,交付給南越海軍服役,名為「玉回」號(RVN Ngọc Hồi, HQ-12),但1975年南越淪亡後,南越官兵流亡到菲律賓後降下南越國旗,更名後變成菲律賓海軍作戰艦,1990~1992年改良通信、雷達裝備和Mk.22 3英寸/50 76火砲,持續服役至今

  • rvn 在 Facebook 的最佳貼文

    2020-12-13 22:18:39
    有 174 人按讚

    菲律賓海軍「米格爾·馬爾瓦號」巡邏艦(BRP Miguel Malvar, PS-19),進行海域火砲射擊,該艦是二戰美國海軍「布拉特波羅號」巡邏艦(USS Brattleboro, PCER-852),1943年下水,1944年負責在大西洋巡弋和護衛,同年8月調往太平洋戰區參與雷伊泰灣作戰,戰後被改裝成試驗艦,1965年除役

    1966年,交付給南越海軍服役,名為「玉回」號(RVN Ngọc Hồi, HQ-12),但1975年南越淪亡後,南越官兵流亡到菲律賓後降下南越國旗,更名後變成菲律賓海軍作戰艦,1990~1992年改良通信、雷達裝備和Mk.22 3英寸/50 76火砲,持續服役至今

  • rvn 在 Tifosi Facebook 的最佳解答

    2020-11-11 22:13:11
    有 7,015 人按讚

    ÁC MỘNG TỪ NHỮNG BỤI CÂY BIẾT NÓI

    “Các ông biết không, trong cái bộ phim Rambo chết tiệt đó, lính Việt Cộng được mô tả như những thằng ngu, lính Việt Cộng chỉ việc cầm súng rồi lao thẳng vào mục tiêu, như những tên người Nhật như vậy, chẳng có tý chiến thuật nào. Nhưng sau này, khi tôi gặp được một cựu quân nhân ở Dallas, ông ấy bảo rằng đó là một bộ phim rác rưởi, vì nếu những người lính Việt Công ngu đần như thế, thì chúng ta đã chiến thắng chứ không phải là thất bại. Ông ấy còn nói rằng mấy thằng làm ra những bộ phim chiến tranh lại chưa trải qua giây phút chiến tranh nào”.

    “Trong rừng, bụi cây nói tiếng Việt.
    Ngoài bờ suối, hòn đá nói tiếng Việt.
    Củ Chi, dưới lòng đất có tiếng Việt.
    Hà Nội năm 72, trên mây cũng có tiếng Việt nốt.
    Sau năm 75, nước Mỹ cũng nói tiếng Việt”.

    Câu “nước Mỹ cũng nói tiếng Việt” ở đây có hai ý nghĩa chính. Một là nói về hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam - đó là một hội chứng tâm lý xảy ra ở rất nhiều các quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Hai là nói về làn sóng người Việt nhập cư trở vào nước Mỹ.

    “Các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù. Đó có thể là cánh cửa, hòn đá, một chiếc xe bán bánh mì dạo hoặc bất cứ nơi nào có cây cối”.

    “Hãy tưởng tượng bạn dành nhiều tháng trời để tập luyện, được cấp những thiết bị cá nhân trị giá hàng ngàn đô la, bạn là một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại và bay vòng quanh thế giới để đến một nơi mà một quả dừa có gắn ốc vít bôi nước tiểu sẵn sàng bay vào mặt bạn”.

    “Quân đội Mỹ: Lính dù, lính thủy đánh bộ, M113, bom Napalm, chất độc da cam, B52, F111, UH-1...
    Quân đội Bắc Việt: Binh nhất ong bắp cày, binh nhì hổ mang chúa, binh bét đỉa…
    Và thế quái nào, đội quân của Bắc Việt lại thắng đấy”.

    Đó là một vài trích dẫn mình dịch từ Reddit, Youtube... xung quanh chủ đề về những "bụi cây biết nói".

    “Bụi cây biết nói” là một câu nói vốn rất nổi tiếng trên nhiều mạng xã hội phương Tây như Reddit hay Quora. Câu nói đó mô tả một cách ngắn gọn phương thức chiến tranh du kích của quân đội Giải phóng, phương thức chiến tranh du kích nhằm mục đích chống lại sự vượt trội về hỏa lực, khí tài, trang thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh. Chiến thuật này miêu tả những người lính Giải phóng ẩn mình vào khu vực rừng rậm rồi bất ngờ tập kích lính Mỹ, ngoài ra, chiến thuật này còn được hiểu là sự tận dụng cây cối, động vật tài tình của binh lính Việt Nam nhằm tiêu hao sinh lực địch và khiến quân Mỹ và đồng minh sợ hãi.

    Một ý nghĩa khác của câu nói nhằm biểu thị sự ám ảnh, khổ sở của binh lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam, vì quân Giải phóng ở khắp mọi nơi, thoắt ẩn, thoắt hiện, rất khó nắm bắt, rất khó khắc chế. Ngoài ra, một nguồn gốc khác của câu nói đến từ việc các chiến sĩ quân đội Giải phóng hành quân với đầy lá cây trên lưng nhằm mục tiêu ngụy trang đánh lừa các thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh, trông họ như những "bụi cây di động".

    Trên rất nhiều diễn đàn, "meme" về những "bụi cây biết nói" còn được sử dụng để châm biếng truyền thông phương Tây - những người luôn tự cho rằng quân đội Giải phóng là những kẻ hề, vô lương tâm, thiếu não, chiến thuật nghèo nèn, còn phía Mỹ và đồng minh không hề thất bại, họ chỉ rút quân.

    Frederic Whitehurst, một binh lính Mỹ từng về thăm Việt Nam chia sẻ rằng trong lúc đang chiến đấu chống lại quân Giải phóng thì anh ấy tự nhiên phát hiện ra một bụi cây động đậy. Và tất cả lính Mỹ đều rợn tóc gáy thì họ phát hiện ra ra một người lính Bắc Việt đang bò bằng tay và không hề đầu hàng, anh lính ấy mới 18 tuổi và bị dập nát cả hai chân.

    Một câu chuyện khác được cựu binh này chia sẻ là chuyện anh này bắn vào một cô gái có đeo thắt lưng kiểu quân trang, cô ấy giật nảy mình nhưng không ngã xuống. Người cựu bình này bắn thẳng vào cô gái 15 lần, nhưng cô ấy không chết, chỉ đến khi một quả đạn M79 được ném thẳng vào, cô ấy mới chết hẳn. Và phản ứng đầu tiên của cựu binh này là sự sợ hãi, vì họ đã diệt đi “một bụi cây” và sẽ có hàng trăm, hàng ngàn “bụi cây” khác sẵn sàng lao vào họ.

    Một trong những điểm đến ưa thích nhất của người Mỹ tại Việt Nam chính là địa đạo Củ Chi. Đó là một minh chứng kinh điển cho cái gọi là “bụi cây biết nói”. Những người Mỹ không thể tin được rằng người Việt có thể xây dựng được một công trình vĩ đại ở ngay gần Sài Gòn. Công trình ấy khiến cho người Mỹ khiếp đảm, vì những người lính Giải phóng có thể trồi lên từ bên này, tấn công rồi lại nhanh chống biến mất tăm mất tích.

    Tướng Harold Moore, từng một chỉ huy tại trận Ia Drăng, từng tiết lộ rằng trong cuốn hồi ký của ông đã mô tả những người lính Giải phóng như những chiến binh, họ trồi lên từ trận địa, luồn lách khéo léo dựa vào địa hình và địa vật, có tổ chức rõ ràng, đánh vào mạn sườn địch, trận đó cũng có thể gọi là trận đấu khởi nguồn cho ý tưởng chiến thuật tấn công "nắm thắt lưng địch mà đánh" của tướng Nguyễn Chí Thanh, họ - những người lính giải phóng sẵn sàng hô “xung phong” rồi đâm lưỡi lê vào binh lính Mỹ. Trận chiến đó cũng là trận chiến mà quân đội Mỹ đại bại, nhưng trong bộ phim We were soldiers dựa trên cuốn hồi ký của tướng Moore, toàn bộ những chi tiết về quân đội giải phóng đều bị lược bỏ và thay vào đó, là một đội quân bạc nhược, ngu đần, chỉ biết dùng “biển người” lao vào họng súng của Mỹ, là lũ người dã man, tàn bạo, chiến đấu không vì mục đích nào cả. Trong phim còn có những hình ảnh giả tạo, miêu tả những chỉ huy Việt Cộng như những con người khát máu, vô lương tâm.

    Ký giả Galloway, người phóng viên chiến trường từng trải qua thực tế trận chiến đó viết lại rằng: “Binh lính Bắc Việt có mặt ở ngay trong hàng ngũ quân Mỹ và ở ngay trên các ngọn cây cao. Bất cứ lính Mỹ nào đang cử động cũng sẽ bị bắn chết. Mặc dù cầu cứu không quân, nhưng những bụi cỏ, cây cối rậm rạp và sự tập kích bất ngờ của quân Giải phóng khiến cho quân Mỹ tự ném bom vào chính quân mình, gây ra thiệt hại cho cả quân Mỹ và quân Giải phóng”.

    Các bạn biết bộ phim Home Alone chứ? Nơi mà những kẻ cắp bị một đứa trẻ hạ gục vì những chiếc bẫy tự chế và tài ngụy trang. Thì hãy tưởng tượng, cuộc chiến tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, nhưng ở quy mô gấp hàng vạn lần. Và người Mỹ, bị quay như chong chóng, bị đưa vào thế bị động, từ một kẻ "nắm đầu cuộc chơi" trở thành một kẻ "chơi luật của kẻ khác".

    Giai đoạn đầu của chiến tranh tại Việt Nam, báo giới Mỹ từng có những mẩu tin tức kỳ lạ nói về những nỗi sợ của lính Mỹ, nói là kỳ lạ bởi vì những mẩu tin tức đó không nói về tiếng bom đạn hay những hình ảnh máu me. Mà là những điều vô cùng bình thường mà ở Mỹ cũng có, như hình ảnh con giun, con dế, ruồi, rắn... Thậm chí tiếng cành cây rơi cũng làm họ sợ và tiếng gió thổi cũng làm họ giật mình, và những người lính Mỹ sẵn sàng xả đạn vào không gian thinh không trống vắng mặc cho việc đó có thể khiến họ bại lộ. Và dĩ nhiên, khi những tin tức đó được đưa ra, những người Mỹ không tin, cho đến khi những tốp lính đầu tiên quay trở về Mỹ và mang theo những ác mộng đó.

    Thực tế, người Mỹ thua vì họ sợ, một nỗi sợ mà họ chưa phải gặp ở châu Âu, ở Triều Tiên hay tại mặt trận Thái Bình Dương, họ thua vì những ám ảnh - không phải chỉ đến từ những người lính ở phía đối diện, họ thua vì họ phải chống lại toàn bộ những gì có tại Việt Nam chứ không phải chỉ người Việt Nam, địch thủ của người Mỹ còn là cỏ cây, là dòng suối, là cơn gió, là tiếng ếch kêu vang giữa rừng. Và dĩ nhiên xen vào đó là tiếng AK-47 điểm xạ.

    Cái chết đáng sợ nhất là cái chết đến một cách từ từ không thể chống đỡ được. Nếu được chọn cái chết, người ta sẽ chọn cái chết vì đột quỵ chứ không chọn cái chết vì ung thư. Vì ung thư gặm nhất con người ta từ từ, từ tinh thần đến cơ thể, từ thể xác đến tâm hồn, từ người này sang người khác.

    Và lính Mỹ cũng như thế, một cựu binh Mỹ từng cho rằng những người lính cộng sản là những "tên ung thư" vì không dám giao tranh trực diện, chỉ dám đánh từ xa hoặc "vừa đánh vừa chạy". Nhưng, người Mỹ đã tự lựa chọn một cuộc chơi không công bằng rồi, thì làm sao lại còn trách người Việt nữa?

    Và với tất cả những gì đã diễn ra ở Việt Nam, đến bây giờ khi nhìn lại, thì nỗi sợ của lính Mỹ về những "bụi cây biết nói" ấy lại chính là khởi nguồn cho sự thất bại đáng xấu hổ nhất lịch sử quân sự nước Mỹ hùng mạnh cho đến ngày nay.
    .
    #tifosi

    Ảnh: RVN - mượn từ bài của bạn Nguyễn Hồng Quang.