[爆卦]Hobart class是什麼?優點缺點精華區懶人包

雖然這篇Hobart class鄉民發文沒有被收入到精華區:在Hobart class這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章

在 hobart產品中有305篇Facebook貼文,粉絲數超過31萬的網紅Scholarship for Vietnamese students,也在其Facebook貼文中提到, #HannahEdApplyStory - Nữ sinh đậu 16 học bổng khắp thế giới Nguyễn Ngọc Mai, quê Bắc Ninh, hiện là học sinh lớp 12 trường TH School Chùa Bộc, Hà Nội...

 同時也有161部Youtube影片,追蹤數超過8萬的網紅potatofish yu,也在其Youtube影片中提到,訂閱的我頻道 收看更多有趣影片 | Please subscribe :) ☞ https://www.youtube.com/potatofishyu 我怕沒有時間逐一回覆大家的問題, 我估計大家可能會問: 1)月子湯包在哪裏購買? 網上購買: https://www.newspringsho...

hobart 在 Nurul Haizum Zainodin Instagram 的最佳貼文

2021-09-16 04:33:29

Hobart....

  • hobart 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答

    2021-09-23 10:00:07
    有 544 人按讚

    #HannahEdApplyStory - Nữ sinh đậu 16 học bổng khắp thế giới

    Nguyễn Ngọc Mai, quê Bắc Ninh, hiện là học sinh lớp 12 trường TH School Chùa Bộc, Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngọc Mai đã nhận được 16 lời mời nhập học từ các trường đại học khắp thế giới, trong đó nhiều trường thuộc Top 50 trường tốt nhất thế giới.

    Đáng chú ý, Ngọc Mai xuất sắc giành tới 3 suất học bổng 100% từ Texas Christian University (Mỹ), Korea Advanced Institute of Science and Technology (Hàn Quốc) và Tokyo International University (Nhật).

    Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận liên tiếp các lời mời nhập học, Ngọc Mai cho biết: "Em cảm thấy bản thân may mắn vì sau 1 năm dài apply vô cùng áp lực, cuối cùng em cũng được những ngôi trường em mong muốn chấp nhận. Thời gian xin học bổng lại đúng vào thời điểm Covid-19 nên kế hoạch của em có thay đổi. Một số trường Mỹ tuyển sinh sớm từ tháng 11, 12 năm ngoái và em chuyển hướng sang một số trường châu Á sau đó".

    Theo Ngọc Mai, các quốc gia em muốn theo học ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mỗi một quốc gia Mai nộp hồ sơ vào 1, 2 trường và đặc biệt em đã được ngôi trường yêu thích là Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology - KAIST) chấp nhận.

    "Đây là trường có danh tiếng về học thuật, đặc biệt là nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, tài nguyên mà em có thể khai thác. Trong tương lai em mong muốn được học ngành Khoa học máy tính. Môi trường học tập của KAIST rất lý tưởng để em học hỏi kinh nghiệm từ các tập đoàn công nghệ kỹ thuật lớn và sau này khi về Việt Nam em có thể là cầu nối giữa 2 quốc gia", Ngọc Mai tiết lộ.

    Mới đây Mai nhận được lời mời từ Minerva Schools at KGI, đây cũng là trường Mai cân nhắc lựa chọn: "Em thích trường bởi môi trường đa dạng văn hoá, trải nghiệm học tập ở 7 quốc gia trong 4 năm và được tiếp cận với chương trình học tân tiến nhất". Vì vậy Mai đang phân vân quyết định giữa việc du học Hàn Quốc hoặc Mỹ.

    Trước đó, Mai là học sinh chuyên Lý ở một trường công ở Bắc Ninh. Sau giành giải Á quân cuộc thi Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid, em đã được nhận học bổng toàn phần cho 3 năm học cấp 3 nội trú ở Hà Nội.

    "Lúc đầu bố mẹ em khá lo lắng vì mới lớp 10 đã tự lên Hà Nội học xa nhà nhưng bố mẹ luôn động viên em. Em vui vì bố mẹ ủng hộ mọi quyết định của em. Ngay cả việc nộp hồ sơ đại học, bố mẹ cũng cho em tự chọn quốc gia, ngành học mà em yêu thích", Ngọc Mai chia sẻ.

    Ngoài việc chuẩn bị tốt để đi du học, Ngọc Mai cho biết, sắp tới em tiếp tục các hoạt động xã hội. "Trong tương lai em tham gia thực hiện dự án bảo tồn văn hóa truyền thống, làm từ thiện và tham gia các hoạt động để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm hơn nữa từ các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn từ Bắc Ninh", Ngọc Mai nói.

    Được biết, không chỉ đam mê khoa học máy tính, ngoài đời Ngọc Mai còn là cô gái năng động và có năng khiếu nghệ thuật. Em tham gia tích cực các hoạt động âm nhạc và vẽ. Mỗi năm trường tổ chức chương trình hội trại, Mai đều bán tranh của mình để lấy tiền đi làm từ thiện.

    🪴🪴 Danh sách các trường mời nhập học của Ngọc Mai:

    Korea Advanced Institute of Science and Technology (Hàn Quốc) - Học bổng 100% và trợ cấp sinh hoạt phí.

    Texas Christian University (Mỹ) - Học bổng 100%.

    Tokyo International University (Nhật) - Học bổng 100%.

    Hobart and William Smith College - Học bổng tiền mặt tương đương 100% học phí.

    Duke Kunshan University (Trung Quốc) - Học bổng 95%.

    Depauw University (Mỹ) - Học bổng tiền mặt tương đương 95% học phí.

    SP Jain School of Global and Management (Úc) - Học bổng 90%.

    Rhodes College (Mỹ) - Học bổng tiền mặt tương đương 90% học phí.

    Lewis & Clark College (Mỹ) - Học bổng tiền mặt tương đương 90% học phí.

    Ritsumeikan Asia Pacific University (Nhật) - Học bổng 80% học phí.

    Swinburne University of Technology (Úc) - Học bổng 75%.

    Cùng nhiều lời mời nhập học và các suất hỗ trợ tài chính giá trị cao từ các trường khác như HongKong University of Science and Technology, Miami University (Ohio), Allegheny College, Fulbright University Vietnam.

    Và mới đây nhất, ngày 21/4, Ngọc Mai nhận được lời mời từ Minerva Schools at KGI (Mỹ).

    Nguồn: fanpage Du Học Sinh Việt
    Hình ảnh: báo Dân Việt

    #scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #applystory #hannahedapplystory #duhoc #hocbong

  • hobart 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文

    2021-09-18 10:00:44
    有 628 人按讚

    #HannahEdApplyStory - Bỏ học kiến trúc để săn học bổng 8 tỷ đồng

    Hoàng Mai Uyên bỏ dở năm nhất Đại học Kiến trúc, lên lộ trình săn học bổng du học và đã được 9 trường ở Mỹ đồng ý, trong đó có Cornell.
    Đến cuối tháng 4, sau gần nửa năm nộp hồ sơ vào 20 đại học, Uyên được các trường: Cornell, Hobart and William Smith Colleges, Rochester Institute of Technology, Miami University, Drexel University, Augustana College, Depauw University, Miami University, College for Creative Studies cấp học bổng.

    Uyên đã chọn ngôi trường mình hằng mơ ước - Cornell (thuộc nhóm tinh hoa Ivy League) với mức học bổng toàn phần hơn 336.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) cho 4 năm học.

    Hành trình du học của nữ sinh quê Khánh Hoà không bằng phẳng như nhiều người. Hồi nhỏ, Uyên thích hội họa, có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi. Thấy đam mê của mình không được mọi người thấu hiểu, nữ sinh dần khép mình và tìm đến sách như một sự giải tỏa. Cô học trò dành hết tiền tiêu vặt để mua sách báo. Uyên biết nhiều câu chuyện của du học sinh kể về trải nghiệm học tập và hoạt động nghệ thuật trong môi trường mới. "Tìm cơ hội du học, đó sẽ là cách để mọi người xung quanh thay đổi suy nghĩ về tôi", Uyên kể.

    Bày tỏ ý định du học với gia đình từ lớp 7 nhưng liên tục bị phản đối, Uyên thi vào Đại học Kiến trúc TP HCM theo mong muốn của ba mẹ. Nhưng Uyên nhận ra mình không phù hợp với môi trường ở đây nên muốn thôi học một thời gian để tự do khám phá bản thân. Thấy con kiên quyết, ba mẹ dần chấp nhận, cho cô một cơ hội thử sức.

    Khởi đầu cho hành trình tìm suất du học của Uyên là việc tham gia kỳ thi SAT đợt tháng 8/2020. Với kết quả 1350 điểm, Uyên chưa hài lòng nên đăng ký tiếp hai đợt thi tháng 9 và tháng 10 nhưng đều bị hủy do Covid-19. Thay vì điểm số, Uyên chú tâm vào các hoạt động ngoại khóa và bài luận để hồ sơ có điểm sáng.

    Trong bài luận văn gửi đến các đại học, Uyên nói về vốn sống quan trọng là những trải nghiệm trong các hoạt động xã hội từ thời học sinh. Hồi là nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), thấy ở trường ít sự kiện, đội nhóm, Uyên "khăn gói" lên TP HCM để nộp hồ sơ vào nhiều câu lạc bộ với mong muốn được trải nghiệm. Cô từng là thành viên nhỏ tuổi nhất của S.E.P Project - AIESEC HCM tham gia chuyến đi tình nguyện dạy giáo dục giới tính cho các em học sinh tiểu học và THCS tại Bình Phước.

    Lên lớp 11 và 12, Uyên cùng các bạn trong lớp thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức sự kiện Haloween đầu tiên trong trường. Vào Đại học Kiến trúc, Uyên tham gia nhiều tổ chức tình nguyện với các hoạt động giảng dạy, phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật. Trong hơn một năm, cô hoạt động dưới nhiều vai trò: trợ giảng tiếng Anh, dạy vẽ, làm truyền thông, hỗ trợ tổ chức các lớp học thể thao, văn nghệ, chụp hình.

    Ngoài bài luận chính, các trường đều yêu cầu thêm 1-2 bài luận phụ nên cô mất thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa. Nếu không rõ thế mạnh của mình, ứng viên sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn chủ đề phù hợp. "Tôi đã dành thời gian trả lời hơn 100 câu hỏi về cuộc đời mình, viết gần 20 trang tóm tắt hành trình trưởng thành, từ mẫu giáo đến hiện tại để biết mình thực sự quan tâm đến vấn đề gì", nữ sinh nói.

    Trong hai tháng, cô hoàn thành bài luận chính với chủ đề bình đẳng giới, sức mạnh của người phụ nữ thông qua câu chuyện về cuộc đời của bà nội. Thời đó nhà nghèo, một mình bà phải làm 10 công việc một lúc để nuôi bốn người con, từ làm mắm, bán nước mía, bán chè, phục vụ... Ai thuê gì, dù vất vả cỡ nào bà cũng nhận. "Nghị lực của bà nội đã nuôi sống cả gia đình, đó là điều phi thường mà bà đã làm được. Em sẽ đưa giá trị của bà lên cho mọi người thấy chứ không chỉ chôn vùi trong hai chữ phụ nữ", Uyên nói.

    Ngoài ra, nữ sinh gửi cho trường bài luận phụ lấy cảm hứng từ mái tóc. Từ hồi học phổ thông, Uyên gặp áp lực nên tóc rụng nhiều. Cô biết tóc rụng thường là biểu hiện của lo âu, áp lực nhưng thay vì lo sợ và trốn tránh, Uyên biến nó thành cảm hứng và động lực sáng tạo. Mỗi lần gội đầu, cô không vứt đi mà dính chúng lên tường, sáng tạo những bức tranh bằng đường nét của tóc.

    Cô cũng gửi cho các trường 30 tranh vẽ và thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh chì, tranh sơn dầu, thiết kế đồ họa. Mỗi tác phẩm, Uyên lại đính kèm một bài luận nhỏ về ý nghĩa nó đem lại cho bản thân.
    Uyên nộp hồ sơ vào 6 trường ngay đợt xét sớm (tháng 11/2020) và trúng tuyển 5 trường với mức học bổng khá cao. Duy nhất Cornell có kết quả không như mong đợi, hồ sơ của Uyên bị đưa vào danh sách chờ để xét đợt sau. "Kỳ vọng nhất vào trường này nên lúc đó tôi rất hụt hẫng, cho đây là lời từ chối nhẹ nhàng của họ", Uyên nói.

    Trong thời gian đợi, Uyên thấy cần thành lập và quản lý một tổ chức riêng để tự tin hơn vào bản thân. Được sự ủng hộ của bạn bè, nữ sinh sáng lập The Cardboard House - dự án thu gom bìa carton để dựng lên những mô hình nhà, đồ chơi dành tặng cho các em ở trại trẻ mồ côi và lớp học tình thương. Uyên cập nhật hoạt động này vào hồ sơ gửi trường Cornell kèm một bức thư bày tỏ niềm yêu thích với trường.

    Trong đợt xét hồ sơ tháng 1 năm nay, Uyên nộp thêm 14 trường. Trong hai tuần, cô nhận liên tiếp 7 lá thư từ chối, đa số từ những trường mơ ước. Thấy con không đạt được kết quả như ý, ba mẹ khuyên cô học tiếp ở Việt Nam, từ bỏ ý định ra nước ngoài.

    "Đó là khoảng thời gian áp lực nhất. Tôi đăng ký nhiều lớp học và làm thêm, khiến mình bận rộn nhất có thể nên không để ý ngày trả kết quả của trường Cornell", Uyên cho biết.

    Một ngày đầu tháng 4, cô đi dạy thêm như thường lệ, khi về kiểm tra email mới biết mình nhận được thư chúc mừng từ ngôi trường danh giá. Nữ sinh bất ngờ đến mức chỉ ngồi nhìn máy tính cả chiều, không có tâm trí làm việc. Cô báo tin cho ba mẹ mà không biết nói gì ngoài câu: "Con đậu rồi".

    Các trường đại học bên Mỹ không bắt sinh viên chọn chuyên ngành từ năm đầu, nên Uyên mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể, chẳng hạn như Kinh tế học, Truyền thông, Khoa học môi trường.

    Cố vấn cho Uyên trong quá trình làm hồ sơ du học, chị Nguyễn Thủy Tiên nhận xét cựu nữ sinh Kiến trúc rất chăm chỉ, khiêm tốn, không bao giờ viện cớ cho những điều mình làm chưa tốt. "Tôi yêu cầu Uyên sửa tới 40 lần phần hồ sơ nghệ thuật nhưng em luôn hoàn thành đúng hạn, không chán nản. Dù đôi lúc rụt rè, tự ti nhưng chính tinh thần cầu tiến đã giúp em đạt được ước mơ du học", chị Tiên cho biết.

    Link: https://bit.ly/39iAJLI
    Nguồn: theo Diệu Uy báo Vnexpress

    #scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong

  • hobart 在 新‧二七部隊 軍事雜談 Facebook 的最讚貼文

    2021-09-17 22:48:32
    有 106 人按讚

    澳洲計畫獲得美國潛艦技術支援外,也將採購極音速武器和戰斧巡弋飛彈,增強澳洲威懾和應對潛在安全挑戰的能力

你可能也想看看

搜尋相關網站