[爆卦]FLEXIN是什麼?優點缺點精華區懶人包

雖然這篇FLEXIN鄉民發文沒有被收入到精華區:在FLEXIN這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章

在 flexin產品中有123篇Facebook貼文,粉絲數超過0的網紅,也在其Facebook貼文中提到, FENDACE – WHAT’RE WE EXPECTING? Như mình đã chia sẻ trong buổi Livestream hôm qua, các bạn hay là giới mộ điệu thời trang đừng kì vọng gì quá nhiều v...

 同時也有18部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅亨利許許Henry HsuHsu,也在其Youtube影片中提到,#空空賞 #油肌 #讓人一直想回購的東東 / 💜今日使用到的產品 ■ oaoa / 敏痘修護精華液 (敏痘精華) / $1950 https://reurl.cc/GdlMoW ■ 品木宣言 / 青春無敵健康光潤機能水 (靈芝水) / $1450 https://reurl.cc/xgkz9...

flexin 在 61軒 Instagram 的精選貼文

2021-09-10 20:22:40

- 大概從去年露營就開始使用 @flexin_taiwan 的產品😳 / 真心推薦這系列產品給熱愛戶外活動的朋友 像是露營要準備各種用具真的會心力交瘁 還好有了這罐#surfboy運動風 三合一沐浴乳 簡單一瓶三個願望一次滿足😚 出門在外省了許多瓶瓶罐罐的空間🥳 / 除了三合一沐浴乳,這次還收到香氛...

  • flexin 在 Facebook 的最佳貼文

    2021-09-27 23:00:21
    有 383 人按讚

    FENDACE – WHAT’RE WE EXPECTING?

    Như mình đã chia sẻ trong buổi Livestream hôm qua, các bạn hay là giới mộ điệu thời trang đừng kì vọng gì quá nhiều về sự đột phá trong bản hợp tác mới nhất Fendi và Versace. Có vẻ bản hợp tác cross-over logo giữa Balenciaga và Gucci trực thuộc nhà Kering đã làm nóng mặt nhà LVMH (Vốn là công ty mẹ của thương hiệu Fendi). Có vẻ Fendi và Versace hay đúng hơn là LVMH vẫn có 1 tiên quyết rõ ràng là thâm nhập thị trường giới trẻ và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

    (Cho bạn nào hôm nọ hỏi giữa bốn kinh đô thời trang, bốn cứ điểm của mỗi tuần lễ thời trang trước giờ là London, NewYork, Paris và Milan thì ai mới là nhất. Mình xin trả lời Trung Quốc mới là nhất nhé, ShangHai sẽ làm điểm đến tương lai và quyết định nhiều thứ. Các thương hiệu làm runway, làm collection, làm đình làm đám để làm gì? Giới thiệu bộ sưu tập mới, đánh bóng tên tuổi, tăng độ nhận diện, tăng giá trị thương hiệu. Nhưng cái kết cuối cùng vẫn là bán hàng đúng không mọi người. Có người mua thì mới có doanh thu, có doanh thu thì mới có tiền sản xuất, có người mặc thì mới có nhiều người biết tới thương hiệu và mua nó. Chẳng có nơi nào hấp dẫn và béo bở nhất với thời trang cao cấp bằng thị trường Trung Quốc và người châu Á hiện tại cả?)

    Đã tròn trèm 1 năm kể từ khi Kim Jones về với Fendi

    Câu chuyện mà Kim Jones, người đang chèo lái phần Menswear của DIOR được nối nghiệp cụ ông quá cố vĩ đại Karl Lagerfeld – đảm nhận phần việc khi cụ Karl mất vào tháng 2 năm ngoái là Mr Jones sẽ chịu trách nhiệm cho các collection Haute couture, ready-to-wear và đặc biệt là đồ lông thú (Fur clothes) dành cho women’s wear. Xin nhắc thêm là đồ lông thú là một thương hiệu của Fendi dưới thời của Karl Lagerfeld trong suốt 54 năm cống hiến – “Fun Fur” là một khái niệm mà Karl đã đưa tới Fendi, đánh dấu những tàn tích còn sót lại của một thời trang giai cấp tư sản trong diễn biến đời sống văn minh hơn. Con người ở thế kỉ 21 đã nhận thức hơn rõ ràng về quá trình sản xuất đồ lông thú của ngành công nghiệp thời trang và thú thật rằng – lông thú đã không còn được chấp nhận nhiều và hợp mốt nữa (Giờ lông nhân tạo cũng có thể thay thế và tránh các cuộc điều tra, cãi vã và scandal không đáng có của việc bóc lột thú vật). Trong danh sách đề cử cho vị trí này, còn có cả giám đốc sáng tạo mảng đồ nữ của DIOR là Maria Grazia Chiuri, nhưng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton – công ty chủ quản của Fendi – với cái đầu đầy tính toán của Bernard Arnault thừa sức biết rằng, cái tên của Kim Jones là hợp lí hơn cả.

    Vì sao ư?

    Hãy cùng quay lại với ngành công nghiệp thời trang mùa dịch Covid 19. Với diễn biến phức tạp khiến nhiều thành phố lớn, trong đó có các kinh đô thời trang và cả thị trường màu mỡ của ngành thời trang cao cấp là Trung Hoa Dân Quốc – LVMH đã báo cáo tổng doanh thu nửa đầu năm của mình giảm mạnh với 27% so với cùng kì năm ngoái ( 27 phần trăm tương đương với 21.6 tỷ đô), với khoảng thời gian mua sắm cho dịp Hè là tháng tư và tháng 6 (3 tháng) thì số tiền suy giảm là 9.2 tỷ đô (38%). Cho dù vậy, lượng hàng mua sắm online lại là một điểm sáng trong một môi trường kinh tế bị khủng hoảng nặng thời Covid – đủ khiến LVMH vẫn có thể lạc quan về một khả năng phục hồi tốt. Đoán xem – sự lạc quan này đến từ đâu, đúng rồi, đến từ hai thương hiệu lớn của họ là Louis Vuitton và Dior.

    Và – chúng ta cùng nhắc lại, sao Louis Vuitton và Dior lại có thể gồng gánh LVMH tại thời điểm hiện tại? Ai đứng sau những bộ sưu tập đấy. À, còn ai vào đây nữa – ông trùm tạo xu hướng Virgil Abloh cho LV Men’s Wear và nhân vật của chúng ta, Kim Jones cho Dior Men’s Wear.

    Bối cảnh lợi nhuận ròng giảm tới 84% còn 613 triệu dollar theo thống kê của Wall Street Journal từ LVMH được cho rằng là do tập đoàn này phải gồng gánh quá nhiều chi phí cho các thương hiệu mà họ sở hữu. Gánh nặng này còn tăng hơn khi chi phí về mặt bằng, các trung tâm thương mại đóng cửa khiến các mặt hàng chủ lực và đòi hỏi xem trực tiếp nhiều như túi xách, nước hoa, đồng hồ, phụ kiện và trang sức không thể nào tiếp cận được với khách hàng. Con đường chủ lực nhất và cứu cánh cho các nhãn hàng thời trang hiện tại là thông qua kênh online hay thương mại điện tử. Để có được sự thu hút nhất, cần những cái tên hot nhất. Virgil Abloh với các kĩ năng truyền thông của mình – đã làm tốt điều đó (Mới đây là vụ lùm xùm với Walter đó). Còn Kim Jones thì sao, ông luôn biết cách khiến người khác nói về mình – DIOR vẫn bán rất tốt nhờ bám sát xu hướng và tạo hyped – thông qua collaboration đắt tiền giữa DIOR và NIKE. Và cũng đó là lí do vì sao LVMH chọn Kim Jones chứ không phải là Maria Chiuri.
    Fendi – trong cơn khủng hoảng này, dù trong giai đoạn 2018-2019 vẫn được xướng danh cho các thương hiệu được tìm kiếm online nhiều nhất. Trở lại xu hướng, với logo double F (FF) vào thời điểm logomania nắm trọn thị trường thì Fendi cũng có chỗ đứng nào đó trong việc kinh doanh thời trang. Nhưng khi logomania không còn là hơi thở chung nữa, Fendi lại trở lại sự cổ điển/sang trọng đậm chất tư sản của nó. Fendi cần một người khiến công chúng, dư luận tò mò – nhắc tới và cũng thỏa mãn được cái nhìn của những vị chuyên gia thời trang, khi cái bóng của cụ Karl Lagerfeld là quá lớn. Virgil hoàn toàn không phù hợp cho 1 vị trí đậm chất “Da trắng” này, Kim Jones – với tầm nhìn thoáng hơn Maria Chiuri (Vốn dĩ đã từng cống hiến rất nhiều cho Fendi từ năm 1989 với chiếc túi bánh mì Baguette) và một thời gian dài (7 năm cho LV, hơn 2 năm cho DIOR) cống hiến cho LVMH – hoàn toàn phù hợp hơn cả. LVMH đã tính toán cho việc sử dụng Kim Jones như 1 kim bài mở cửa thành công mới và cơ hội cho Fendi khi mà Silvia Fendi vẫn tiếp tục quản lí đồng hành (Nhưng thế là không đủ).

    Sự thành công của Dior tại hiện tại cho nên mình không lấy gì làm quá lạ và cũng không ngạc nhiên khi Fendace được công bố. Ngay trong đầu mình đã suy nghĩ về việc chắc kết hợp logo FF vốn dĩ được ưa chuộng trước giờ cũng với kiểu cách của Versace thì nó diễn ra gần như với dự đoán mà chắc ai cũng có thể có một cái nhìn lờ mờ rồi. Dior của Kim Jones thời điểm hiện tại cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên những kiểu Oblique mà một thời John Galliano từng phát triển lên và đạt thành công. Công thức này hẳn sẽ được áp dụng cho Fendi x Versace như 1 điều tiên quyết để thâm nhập thị trường Châu Á (Ở đây là Trung Quốc).
    Rõ ràng màu sắc ánh kim của Versace rất hợp với thị trường Trung Quốc, vốn dĩ xem màu vàng là màu của thượng tôn – của hoàng đế, của bậc vua chúa vô thượng. Màu vàng, màu của thiên tử kết hợp với các họa tiết rất chi là “Long bào” của Versace điểm xuyến logo FF của Fendi còn gì hợp hơn cho thị trường tỉ dân, giàu có và vô cùng chịu chi. iPhone từ lúc ra màu Gold Rose (Vàng hồng) thì trái ngược với sự thờ ơ của thị trường Âu – Mỹ lại vô cùng được đón nhận tại thị trường châu Á. Tại vì nó là một bản sắc văn hóa đã đi vào máu rồi. Chưa kể, nếu các bạn nào chơi giày thì kiểu Versace pattern đã từng được thị trường Trung Quốc đón nhận bởi đôi Nike Foamposite x Supreme cũng như sản phẩm quần áo. Các sneakerhead và dân chơi châu Á luôn thích những kiểu như thế này cho nên giờ bạn có đôi giày này có khi bán sang Trung Quốc vẫn luôn được giá nhé.

    Thiết kế thì rõ ràng không có gì quá phức tạp, nó nhắm thẳng trực tiếp tới kiểu cách ăn mặc đang hiện hành của giới trẻ. Dễ dàng ứng dụng, dễ dàng mặc cho mọi mục đích khác nhau. Vàng kim – Logo – Flexing, mục tiêu của nhiều tầng lớp thượng lưu, những công tử - tiểu thư thuộc gia đình quyền thế bậc nhất Trung Hoa và cũng là khách Super Vip của nhiều thương hiệu thời trang lớn với mức chi hàng chục triệu dollar một năm. Nên nhớ chúng ta là dân Á Đông, hoàn toàn xa vời với nghệ thuật thời trang Haute Couture vốn dĩ đã phát triển trước cả mấy thế kỉ rồi nên việc nhiều người mua thời trang giờ với mục đích show-off, flexin’ là chuyện vô cùng dễ hiểu và bình thường. Giá trị thương hiệu mang lại cho họ giá trị thể hiện bản thân.

    Một thực tế rằng, dù Kim Jones quay lại Fendi nhưng chưa có một động thái nào có thể khiến thương hiệu này có 1 cú hit đánh đều cả hai mặt trận truyền thông – thiết kế hay cả thương mại. Thì đây, sau 1 năm thì Fendace có thể được xem là tiền đề để mang hai brands đang tìm cách tiếp cận sâu hơn thị trường Á Châu – Trung Quốc bằng hoàng kim và logo.

    Ủng hộ cho Bi tại:
    Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
    Banking account: Vietinbank
    STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
    momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle

  • flexin 在 Brett 林熙老師 Facebook 的最讚貼文

    2021-09-19 23:00:09
    有 505 人按讚

    來教大家「炫耀」的最新英文說法,年輕一輩的老外現在不太用"show off"了,而是用"flex"。

    "Stop flexin'!" 不要再炫耀了!

  • flexin 在 Facebook 的最佳貼文

    2021-06-16 00:06:43
    有 668 人按讚

    FERRARI MÙA XUÂN 2022 - AI CŨNG LÀM THỜI TRANG ĐƯỢC, MIỄN LÀ CÓ TIỀN.

    Nhắc tới Ferrari, mọi người đều nhớ hãng xe đua nổi tiếng với chú ngựa tung vó, Màu đỏ - vàng quen thuộc, chú ngựa lồng lên với background là màu vàng - màu sắc đặc trưng của thành phố Modena, Italy, quê hương của Ferrari. Enzo Ferrari sáng lập năm 1929, chuyên tài trợ cho các tay đua và chế tạo các loại xe đua. Với bề dày thành tích trên đường đua Công Thức 1, Ferrari chứng minh mình là một tay có số có má trong làng xe đua. Nhưng - hôm nay Ferrari lại cho chúng ta một thứ khác nữa. Đó là thời trang.

    Không phải là những bộ merchandise mang logo, thương hiệu con ngựa mà Ferrari thường sản xuất cho mục đích nội bộ, cho những tay đua của họ hay những khách hàng sang trọng sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua xe thì sẽ được tặng kèm (hoặc mua thêm). Vâng, đây là Thời trang. Ferrari ra một collection/bộ sưu tập thời trang các bạn ạ. Có nghĩa giờ Ferrari không chỉ là một thương hiệu về xe đua, về đội Formula 1/công thức 1 mà còn là 1 thương hiệu thời trang nữa.

    Một minh chứng tiêu biểu - Ai cũng làm thời trang được, miễn là có tiền (Và có tiếng).

    Rocco Iannone, một nhà thiết kế theo mình cho là trẻ. Tìm kiếm về nhà thiết kế dựa vào những collection trước rất khó vì có lẽ là ổng không nổi bật cho lắm. Chỉ biết là Rocco sinh năm 1984 ( tính ra bây giờ là khoảng 37 tuổi, quá trẻ). Tư duy "Bố già" của mấy ông trùm người Ý vẫn vậy -Tài sản của người Ý thì phải do người Ý làm ra và nắm giữ nên mình cũng nghĩ đó cũng là một lí do chính. Bởi vì...

    Iannone sinh ra ở Catanzaro, Ý - tốt nghiệp trường Istituto Maragoni vào năm 2006. Sau thời gian làm viêc tại Dolce & Gabbana, Rocco gia nhập Giorgio Armani với vai trò là fashion designer cho nhánh quần áo nam/menswear. Sau đó Rocco cũng thành head của nhánh Emporio Armani Red trước khi rời để thành giám đốc sáng tạo của 1 thương hiệu Ý khác là Pal Zileri.

    Vâng, một đứa con của Ý - đầu quân cho những thương hiệu cao cấp của Ý và đang lea thời trang của một brand cũng đến từ Ý và giờ được một thương hiệu xe khủng nhất hành tinh của Ý mời về làm nhà thiết kế cho fashion line đầu tiên của họ. Sặc mùi Mafia Ý luôn.

    Với mong muốn một đứa con của Ý, được đào tạo thời trang và trẻ thì có lẽ Ferrari đang muốn tạo ra "Một hệ sinh thái" khép kín với những người sử dụng xe Ferrari siêu cấp sắp tới. Những người trẻ, những tay chơi sành điệu, những triệu phú - tỉ phú dollar trẻ tuổi nhờ khối tài sản kếch sù từ gia đình và tập đoàn. Do đó họ chọn Iannone, một thiết kế trẻ và "đến từ Ý' (Cho đẹp gia phả).

    Collection đầu tiên bao gồm 52 mẫu, 80% trong đó là unisex - runway được tổ chức ngay tại nơi lắp ráp oto để đúng concept với cả "khè" thiên hạ về dây chuyền nổi tiếng của Ferrari.

    Về tổng thể thì collection Ferrari vẫn có những thứ gắn liền với đời sống của một tay đua chuyên nghiệp. Những chiếc áo da thường thấy, những phụ kiện như mũ, vớ được in logo

    của Ferrari hoặc con ngựa truyền thống. Nhưng nhìn kĩ thì ơ kìa - sao lại có nét hao hao giống Prada Sport, lại còn cả quả Industrial belt nhìn sơ qua là thấy giống Off-white, một chút Balmain, một chút Versace... một sự hòa trộn của nhiều thương hiệu đang được giới trẻ yêu thích tại thời điểm hiện tại (Big logo nè, Logomania nè) được thấy tại collection đầu tiên của Ferrari.

    Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy các thương hiệu xe hơi xa xỉ xuất hiện trên thời trang. Nhưng không phải là do các vị ấy sản xuất mà là collaboration giữa một thương hiệu xa và một thương hiệu thời trang (BMW x KITH) hay là cảm hứng cho những tên tuổi khác như Vetements, Balenciaga, Supreme ở phần logo/graphic. Hay cũng chỉ là xuất hiện trong show diễn như Ralph Lauren mùa Thu/Đông 2017 thì các models bước giữa 1 dàn sport vintage care. Ferrari chơi bạo hơn bằng ra một collection đầu tiên, đánh dấu thương hiệu thời trang của riêng mình ở trên thế giới và đa dạng hóa nhánh kinh doanh của mình.

    Người ta tranh cãi rằng, tại sao Ferrari đang yên ổn với mức doanh thu 3.5 tỷ Euro năm ngoái mặc dù đại dịch diễn ra lại nhảy qua làm thời trang? Tại sao collection ra mà với một thương hiệu xe lâu đời lại mời một nhà thiết kế người Ý không quá nổi bật? Tại sao những món đồ trông "Thời trang" đấy nhưng lại như 1 bản pha trộn những gì mà thế giới thời trang đang và đã - từng - làm.

    "TIỀN" - "KHÁCH HÀNG"

    Như mình đã đề cập ở phía trên, các bố già mafia kinh tế của Ý không bao giờ là cảm thấy đủ với khả năng của họ. Kiếm được 1 là họ sẽ muốn kiếm được 10, 20, 30 và 100. Khách hàng của những dòng xe sport kiểu Lamborghini, Ferrrari giờ toàn là những người trẻ (Các bạn coi Youtube thường là thấy) mà họ ăn mặc kiểu gì. Hypebeast, Mainstream (còn mấy người kiểu cổ điển hay mục đích khác thì họ sẽ chuyển qua mấy dòng như Aston Martin rồi). Riêng cái tên Sport là sự năng động, là tuổi trẻ rồi nè. Mà nhìn vào thì các thanh niên đó đang mặc cái gì nhỉ? Flexin như là Supreme, Off-white, Balenciaga etc.. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi mà Ferrari ra đồ kiểu vậy để hoàn thiện "hệ sinh thái" của mình. Cái áo khoác là một chuyện, nhưng có chữ Ferrari đồng nghĩa là "Thằng này chắc có 1 con ngựa đấy. Ghê nhò". Bingo! Hệ sinh thái được thành lập.

    Vì thế cho nên, chẳng dại gì mà Ferrari lại mời về một fashion designer khét tiếng - quá nhiều ý tưởng - quá nhiều sáng tạo. Cái họ cần đó là người Ý, ngoan hiền, dễ bảo và am hiểu "thị trường trẻ đang mặc gì và làm sao để nó trở nên trông sang trọng, ít nhất là tương xứng với brand Ferrari đặt lên đó". Và cái tên Iannone được chọn. Vừa đủ kinh nghiệm trong các thương hiệu Ý trước đó, vừa đủ độ. Không quá sáng tạo, không quá bùng nổ - an toàn, trông sang.

    "NHỮNG CÚ ĐI ĐÊM"
    Thực ra việc này không phải bây giờ mới diễn ra. Cuối năm 2020, Ferrari đã có một cú gặp mặt với thương hiệu thời trang của Ý lâu đời là Giorgio Armani - nơi mà Rocco đã làm việc trước đó. Tham vọng của Ferrari là muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần - khiến thương hiệu mình được nhiều người biết hơn. Nhưng đặc biệt là phải sang trọng, phải "Lu - Xu - Ry" và độc quyền - được gắn mác "Made - in - Italy".

    Giorgio Armani không phải là collab mà là đơn vị sản xuất cho những món đồ mang tên Ferrari. G.A sẽ sản xuất cho các quần áo và phụ kiện cho Ferrari được thiết kế bởi Iannone - designer của hãng. Ferrari không muốn dừng những sản phẩm merch của hãng trông đơn giản là chỉ có hình logo, những chiếc tee ngựa mà nó còn phải thời trang, phải sang - xịn - min và tăng "Giá trị thương hiệu Ferrari" vốn đang được định mức ở con số 800 triệu euro ở thời điểm hiện tại.

    Ung ho cho Bi tại:
    Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
    Banking account: Vietinbank
    STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
    momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle

你可能也想看看

搜尋相關網站