雖然這篇Brutan鄉民發文沒有被收入到精華區:在Brutan這個話題中,我們另外找到其它相關的精選爆讚文章
在 brutan產品中有2篇Facebook貼文,粉絲數超過20萬的網紅Tifosi,也在其Facebook貼文中提到, ĂN TẾT DƯƠNG VÀ BỎ TẾT ÂM? Cứ mỗi ngày Tết Nguyên Đán đến gần, dư luận lại đem một chủ đề cũ và mới, đó là việc liệu Việt Nam cần bỏ việc ăn Tết Nguy...
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
brutan 在 Tifosi Facebook 的最佳貼文
ĂN TẾT DƯƠNG VÀ BỎ TẾT ÂM?
Cứ mỗi ngày Tết Nguyên Đán đến gần, dư luận lại đem một chủ đề cũ và mới, đó là việc liệu Việt Nam cần bỏ việc ăn Tết Nguyên Đán theo Âm lịch và thay bằng việc ăn Tết Dương lịch hay không? Có 3 nguyên nhân chính mà cho phe ủng hộ bỏ Tết Nguyên Đán đưa ra, mình có thể liệt kê đó là:
- Cả thế giới ăn Tết Dương lịch, mình bỏ Tết Âm lịch là hòa chung với thế giới
- Bỏ Tết Âm lịch để tránh việc xích mích về lịch làm việc với thế giới, ví dụ, lúc thế giới làm thì mình nghỉ, lúc mình nghỉ thì thế giới làm việc.
- Kì nghỉ dài kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, rượu bia, chất kích thích, tai nạn giao thông.
- Giá cả và chi phí tăng cao, di chuyển mệt mỏi, áp lực tài chính, gia đình, công việc
- Tết ngày càng nhạt.
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ phản biện lại toàn bộ các luận điểm trên.
(*) Cả thế giới ăn Tết Dương lịch, mình bỏ Tết Âm lịch là hòa chung với thế giới.
Trước tiên, hiện nay ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, có thể liệt kê các quốc gia tiêu biểu nhất ăn tết theo Âm lịch bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc… Nếu tính tổng số dân của các quốc gia ăn Tết theo âm lịch sẽ vào khoảng trên 1,5 tỷ người, chiếm 23% dân số thế giới hiện tại.
Ngoài ra, một số các quốc gia khác trên thế giới cũng có ngày lễ Tết cổ truyền của riêng họ, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Brutan… Quốc gia có dân số đông thứ 2 thế giới là Ấn Độ cũng đón ngày Tết cổ truyền của họ, thường được gọi là Diwali. Ngày lễ này được tổ chức vào khoảng tháng 10, 11 hàng năm, ngày lễ này cũng có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Hindu trên toàn thế giới. Đây được coi là quốc lễ tại Ấn Độ và thường có kỳ nghỉ từ 5 - 7 ngày để người dân quốc gia này ăn lễ Diwali.
Đối với người Hồi giáo, ngày lễ lớn nhất trong năm của họ là ngày lễ Eid al-Adha, vào ngày này, những gia đình đủ điều kiện sẽ làm lễ hiến tế và tạ ơn Chúa. Ngày lễ năm mới của người Hồi giáo cũng không theo Dương lịch mà theo lịch Hồi giáo riêng của họ, tuy nhiên đây không phải là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Hồi giáo. Ngày lễ quan trọng thứ 2 của người Hồi giáo là Eid al-Fitr được tổ chức sau tháng ăn chay Ramadan, một số nét chú ý trong ngày lễ này cũng khá quen thuộc với người Việt như mua quần áo mới, trang trí lại nhà cửa, nấu thức ăn truyền thống và thăm hỏi người thân.
Quan điểm cả thế giới ăn Tết Dương lịch là đúng, vì rõ ràng vai trò của Tết Dương lịch trong kinh tế, chính trị, toàn cầu là không thể phủ nhận. Nhưng ngày Tết Dương lịch chỉ đóng vai trò thứ yếu trong văn hóa của rất nhiều các quốc gia khác và họ coi ngày Tết Dương lịch chỉ là một mốc đón chờ năm Dương lịch và không mang màu sắc văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng.
Nếu như mình đã nói ở trên, cộng tổng dân số các nước không coi Tết Dương lịch là ngày lễ chính quan trọng nhất trong năm có thể chiếm đến 60 - 70% dân số trên thế giới. Vậy căn cứ vào đâu để nói ăn Tết Dương lịch là hòa chung với thế giới? Liệu người Hồi giáo có gò ép từ bỏ lịch Hồi giáo để thay bằng Dương lịch hay không? Mình chắc chắn là không.
Sở dĩ các quốc gia phương Tây ăn Tết Dương lịch với kì nghỉ dài ngày vì tỷ lệ dân cư theo Công giáo chiếm đa số, họ sẽ có một kì nghỉ dài từ Giáng sinh đến sang năm mới. Thời điểm này ở các quốc gia phương Tây rất lạnh, kì nghỉ theo khía cạnh lịch sử là giúp người phương Tây tạm thời tránh cái rét và quây quần đón năm mới.
Rõ ràng, các quốc gia đều có nền tảng văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng riêng, việc lấy một nét riêng của quốc gia khác áp vào quốc gia bản địa là một điều lố lăng và thể hiện tinh thần me Tây thấy rõ. Bản chất ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam mang đậm màu sắc dân tộc, tính cổ truyền và đặc trưng văn hóa rất cao từ hàng ngàn năm, cũng như bao quốc gia có nền văn hóa đậm đặc khác tại châu Á, Nam Mỹ hay châu Phi, điều này phải được gìn giữ, lưu truyền, bảo tồn và phát huy.
(*) Bỏ Tết Âm lịch để tránh việc xích mích về lịch làm việc với thế giới, ví dụ, lúc thế giới làm thì mình nghỉ, lúc mình nghỉ thì thế giới làm việc.
Điều này, một phần cũng được chứng minh từ luận điểm đầu tiên. Rõ ràng, có đến 60 - 70% thế giới không có một kì nghỉ dài thực sự theo Tết Dương lịch mà những kì nghỉ dài nhất của họ tập trung vào các ngày lễ cổ truyền của họ. Chẳng cần nói đến Việt Nam, việc 1,4 tỷ dân Trung Quốc và hơn 1,3 tỷ dân số Ấn Độ ngưng làm việc vào ngày lễ truyền thống của họ đã chiếm 40% dân số thế giới, một con số khổng lồ.
Vậy tại sao chúng ta không đặt ra một câu hỏi: Tại sao không để các quốc gia phương Tây sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với các nước có kì nghỉ lễ cổ truyền không theo dương lịch?
Điều này thể hiện sự tự nhục trong văn hóa dân tộc, đề cao giá trị phương Tây thái quá và thể hiện quan điểm trưởng giả học đòi rởm đời, đặt văn hóa dân tộc xuống bên dưới phương Tây. Nếu quan điểm của họ đưa ra rằng các nước ăn theo lịch phương Tây đều giàu có, điều này chắc chắn không chính xác.
Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia phát triển và trình độ cao, Trung Quốc là quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới, Ấn Độ cũng là quốc gia có quy mô kinh tế nằm trong top 6 thế giới, Hàn Quốc xếp thứ 11, ngoài ra, Indonesia với ngày lễ cổ truyền Tahun Baru Hijiriah đứng thứ 16 thế giới. Tổng quy mô nền kinh tế dự tính của các quốc gia không coi Tết Dương lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm chiếm 50% tổng giá trị nền kinh tế thế giới? Vậy thì căn cứ vào đây để bợ đít phương Tây như vậy?
Quan hệ kinh tế là có qua có lại, các quốc gia phương Tây có kì nghỉ dài ngày những ngày cuối năm Dương lịch và các quốc gia khác tôn trọng cái điều đó và rõ ràng, khi các quốc gia khác có những kỳ nghỉ khác thì tự dưng lại có nhiều thành phần vào bảo: Chúng mày lười làm, chỉ biết ăn chơi? Trong lúc người ta đi làm thì tụi mày thì nghỉ? Đó là quan điểm tiêu chuẩn kép rất thiển cận.
Các quốc gia trên thế giới tồn tại bình đẳng và song hành, tôn trọng văn hóa, luật pháp bản địa. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng, không có nền văn hóa nào được xếp trên nền văn hóa khác, việc tồn tại ngày nghỉ khác nhau không hề ảnh hưởng đến thứ gọi “quốc tế làm, mình nghỉ”. Ngay cả với phương Tây, việc dồn công việc, đạt KPI cho quá trình trước nghỉ lễ cũng diễn ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các đơn vị kinh tế đều tính toán để đáp ứng nhu cầu nghỉ lễ khác nhau giữa các quốc gia, các đơn vị đặc biệt vẫn sẽ hoạt động xuyên suốt khắp Tết chứ không hoàn toàn là ngừng hẳn.
(*) Kì nghỉ dài kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, rượu bia, chất kích thích, tai nạn giao thông.
Điều này thì hoàn toàn chính xác, không cãi được. Nhưng, phải xem xét các vấn đề này ở một góc độ khác. Có quốc gia nào trên thế giới vào các kì nghỉ lễ lớn mà số vụ tai nạn, tệ nạn xã hội, chất kích thích giảm đi hoặc duy trì như ngày thường không? KHÔNG CÓ.
Tại Thái Lan, vào dịp lễ Songkran, cảnh sát Thái Lan phạt hơn 110.000 tài xế, tịch thu bằng lái của hơn 16,000 ngàn người tăng gấp 3 lần so với ngày bình thường. Trong 4 ngày đầu lễ Songkran năm 2019, Thái Lan đã xảy ra hơn 2200 vụ tai nạn, điều này gây thiệt mạng gần 240 người.
Theo Daily Mail trích dẫn từ nghiên cứu của Đại học California đã chứng minh rằng mặc dù phần lớn người dân Mỹ dành thời gian cho việc ngủ say và bia rượu nhưng những ngày đầu năm mới là những ngày nguy hiểm nhất trong năm. Số vụ tai nạn liên quan đến rượu bia, chất kích thích, tai nạn giao thông, bệnh tật tăng nhanh trong dịp từ Giáng sinh đến năm mới. Để xác nhận điều này, họ đã nghiên cứu dựa trên số liệu trong 25 năm gần nhất về số lượng người được cấp giấy chứng tử.
Theo Hội đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ (NSC), sẽ có khoảng gần 30,000 người Mỹ bị thương liên quan đến các vụ tai nạn giao thông, mỗi ngày dự tính có khoảng 250 người thiệt mạng tại các ngày lễ. Các ngày lễ lớn nhất nước Mỹ được đưa vào bao gồm Tạ ơn, Giáng sinh kéo dài đến năm mới, ngày Quốc khánh, ngày Lao động. Cũng dựa trên NSC, ngày 04/07 là ngày nguy hiểm nhất với giao thông Mỹ khi sẽ có khoảng 540 - 600 người chết trong kỳ nghỉ này. Được biết, 45% số vụ tai nạn được ghi nhận do rượu bia và chất kích thích.
Tại Nhật Bản, dịp đầu năm mới có một thứ bánh có thể gây khiếp đảm nhiều người vì nó có thể gây ra chết người: Mochi. Năm 2019, có 1 người chết, 15 người bị thương vì cái chết do thứ bánh này tại Tokyo, năm 2018 có 2 người chết. Liệu người Nhật có cấm bỏ đi thứ bánh này không? Câu trả lời là không! Theo Nippon, số người chết trong dịp lễ năm mới tại Nhật Bản tăng 75% so với ngày thường, mỗi ngày dự tính có khoảng 670 vụ tai nạn giao thông. Các vụ tai nạn chủ yếu đến từ rượu bia, chất kích thích, tai nạn đường bộ chiếm khoảng 89% số vụ tai nạn.
Một số dữ liệu trên nói ra điều gì:
Một là ngày lễ nào tại các quốc gia dù phát triển hay không phát triển thì các vấn đề tai nạn giao thông, tệ nạn, bất ổn xã hội đều tăng. Việc này đến từ quãng thời gian nghỉ ngơi, xả hơi, đi du lịch, ăn uống… của đại bộ phận xã hội. Bất cứ một quốc gia nào cũng gặp phải tình trạng này.
Thứ hai, vì lẽ đó, cái lý do “Kì nghỉ dài kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, rượu bia, chất kích thích, tai nạn giao thông” được đưa ra để dẹp bỏ Tết Nguyên Đán là thiếu thực tế và duy ý chí. Liệu khi bỏ Tết Nguyên Đán, gộp vào Tết Dương lịch thì những hệ quả này có xảy ra nữa không? Những ngày lễ dài như 30/4 - 01/5, Quốc Khánh...tình trạng này đều lặp lại? Vậy thì đặt ra câu hỏi khác: Dẹp luôn các ngày nghỉ đó à?
Việc viện dẫn các số liệu trên không phải để biện minh cho việc tỷ lệ tai nạn, tệ nạn trong dịp Tết Âm tăng cao mà ở đây, chứng minh cho việc, bất kỳ một quốc gia nào cũng gặp những khó khăn trong việc quản lý cư dân vàp dịp lễ Tết vì bản chất của mọi ngày lễ đều tập trung vào việc ăn, chơi, du lịch, nhảy múa, nhậu nhẹt. Có ăn chơi thì phải hậu quả và kỳ nghỉ lễ nào cũng vậy hết, đừng đổ tội cho Tết Nguyên Đán, tội nó!
Các cơ quan Việt Nam cũng đã đau đầu về hiện trạng và hệ quả là những chế tài xử phạt khi có nồng độ cồn khi tham gia giao thông tăng cao rất nhiều và tính răn đe rất hiệu quả. Nhưng, cư dân mạng lại một lần nữa...phản đối vì phạt nặng quá.
Phạt nặng cũng nói, không phạt cũng nói, phạt nhẹ thì bảo không đủ răn đe, tăng chế tài thì bảo ức hiếp dân lành.
(*) Giá cả và chi phí tăng cao, di chuyển mệt mỏi, áp lực tài chính, gia đình, công việc
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đến ngày Black Friday, Cyber Monday tại Mỹ và phương Tây, ngày Độc thân và Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, ngày Boxing Day tại Úc, Anh.... Điểm chung của các ngày này là đều nằm vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người dân muốn tăng sự thân tình, đoàn kết. Mùa mua sắm cuối năm luôn là mùa mua sắm nhộn nhịp nhất, hiệu quả nhất với các nhãn hàng, cũng là lúc người dân chịu chi nhất.
Theo Hiệp hội bán lẻ Mỹ, mặc dù mùa mua sắm cuối năm chỉ kéo dài 2 - 3 tuần nhưng có thể chiếm 40% tổng giá trị bán lẻ tại Mỹ. Năm vừa rồi, tuy gặp những khó khăn trong chiến tranh thương mại nhưng người dân Mỹ bỏ ra tới 730 tỷ USD để mua sắm, trung bình mỗi người dân Mỹ chi tiêu 1100 USD vào dịp này. Tại Trung Quốc, tổng doanh thu ngày lễ Độc thân vào khoảng 39 tỷ USD, trở thành ngày lễ mua bán cuối năm cao nhất trong lịch sử thương mại thế giới.
Tại Việt Nam, dự kiến chỉ trong tháng cận Tết, tổng chi tiêu của người Việt sẽ khiến GDP nhích khoảng 1,5%, cao nhất trong tất cả các tháng. Điều này đến từ việc tài chính ngày càng cải thiện, các khoản thưởng cuối năm, tăng ca,... khiến cho dân Việt bạo chi hơn. Ngày cận Tết Nguyên Đán cũng khiến cho tổng lượng hàng hóa, tiền mặt tăng cao hơn khoảng 300% so với ngày thường. Chính tháng cuối năm này đã giải phóng một lượng tiền mặt lớn trong dân, kích thích kinh tế, tăng tính thanh khoản dòng tiền, gián tiếp có lợi cho nền kinh tế bắt đầu theo năm Dương lịch. Mặt khác, giúp giải phóng sức ì ạch, trút bỏ đi lo toan, phiền muộn, đảm bảo nhu cầu giải trí, gắn kết giữa người với người.
Về chỉ số giá tiêu dùng, các tháng cuối năm Âm lịch thường có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do quy luật cung - cầu của thị trường, điều này luôn là dễ hiểu. Tuy nhiên, xét trên bình diện một năm tài chính, các giới hạn CPI trong những năm qua luôn được duy trì ở mức khoảng 3%, rất ổn định. Về cơ bản, giá cả tăng cao vào dịp lễ và điều dễ hiểu, nhu cầu tăng trong khi hàng hóa không đáp ứng được, tâm lý muốn mua và sở hữu khiến cho giá cả tăng là điều chấp nhận được.
Thực ra, việc áp lực tài chính và di chuyển là có. Với việc xu thế đô thị hóa, cư dân chủ yếu dồn vào các đô thị lớn trong khi giao thông và cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu vào dịp lễ này. Nhưng rõ ràng, dẹp Tết Âm vì áp lực tài chính và di chuyển thì nghe nó cứ...sao sao ấy nhỉ?
(*) Tết nhạt.
Ở luận điểm này, mình không viện dẫn số liệu, nói vài điều chơi chơi thế này.
Đúng là nó nhạt đi thật.
Vì cơ bản một điều, chúng ta lớn hơn rồi, trưởng thành hơn, điều kiện hơn và đã qua những ngày tháng gian khó. Hồi còn bé, những ngày tết, ngày mùng vui vì cảm giác háo hức, đón chờ, được lì xì, được mừng tuổi, ăn đồ ăn ngon… Những điều ấy, bây giờ thì chúng ta không trải qua được nữa. Giờ thì, thú vui nhiều hơn, điều kiện hơn, ngày lễ thường đi du lịch… Nếp sống đô thị hóa khiến con người gần xa rời nhau, các hộ gia đình sống cá thể, thay vì tập thể như trước.
Nhưng đó đâu phải là lỗi của Tết Nguyên Đán?
Chúng ta có nhiều niềm vui, giải trí hơn. Hồi xưa chơi game điện tử bốn nút vui là mấy, giờ thi thoảng vẫn nhớ nhưng khi chơi thử mới thấy nhạt… Những đơn điệu và ngọt ngào đó đã tồn tại trong quá khứ, thứ chúng ta tiếc là cái Tết của ngày xưa, cái thời còn khó và còn con nít. Cái thời mà nhìn về ngày Tết với đủ ngọt ngào và khoan khoái.
Với mình, ngày Tết chưa bao giờ là nhạt, vì mình luôn để khoảng Tết là khoảng nghỉ ngơi, trò chuyện với ông bà, họ hàng, ngồi lắng nghe và trò chuyện với bố về tương lai. Các bạn hãy thử nghĩ xem, áp lực làm gì? Toàn tự các bạn áp lực đó chứ, đúng không? Buông mình đi, mấy khi có dịp.
Mình nhớ mấy lần về quê, lần nào mình cũng đi xe đạp hoặc xe máy, quãng thời gian trước Tết thật là tuyệt, vì đi trên đường, thấy đủ những sắc màu của Tết, nó khiến mình hào hứng, hồi hộp và run run, cứ thi thoảng nghe những giai điệu của Tết, tỉnh cả người.
Thôi thì Tết nhạt thì làm cho mặn thêm. Món ăn nhạt thì cho thêm mắm, muối, gia vị được mà.
Quan trọng là ở mỗi chúng ta thôi.
#tifosi
(*) Đừng bỏ Tết, mất Tết là mất hết, mình sắp có bạn gái rồi :( Mình muốn về ra mắt nhà bạn gái và muốn đưa bạn gái về cơ :(
brutan 在 Phan Xine Facebook 的最佳貼文
LHP Quốc Tế Hà Nội lần 4 đã kết thúc. Hai điểm sáng mình thấy ở lần này chính là đã có nhiều phim quốc tế rất hay trình chiếu trong khuôn khổ LHP, một số phim đoạt giải ở Berlin, Cannes, Venice có lẽ nếu không có LHP lần này thì sẽ chẳng bao giờ được xem trên màn ảnh rộng Việt Nam; và việc tiếp tục duy trì Ha Noi Talent Campus (Trại sáng tác) cùng Project Market (Chợ Dự Án) dẫu chất lượng học viên và dự án thì cũng hên xui, cũng như việc tổ chức còn những điểm chưa hoàn thiện. Chẳng sao cả, đây mới là năm thứ 3 của Talent Campus và năm thứ 2 của Project Market, và mình thấy vậy là được. Các bạn trẻ có cơ hội được gặp nhau làm quen, được tiếp nhận kiến thức mới, được gặp các nhà làm phim quốc tế, các nhà giám tuyển và đầu tư. Cơ hội, nếu bạn biết nắm bắt, thì sẽ mở ra con đường cho bạn. Nói gì xa xôi, bạn Đức Nguyễn từng chiến thắng tại Talent Campus 2010 nhờ đi dự HANIFF mà quen Victor Vũ để rồi trở thành "bạn viết" của Victor trong nhiều dự án sau này; Nguyễn Hoàng Điệp đoạt giải Talent Campus 2010 với Đập cánh giữa không trung và bộ phim sau đó ra đời và thành công ở nhiều LHP Quốc tế; Mỹ Trang đoạt giải Talent Campus 2014 năm nay có phim điện ảnh chiếu premiere trong khuôn khổ của HANIFF 2016...
Mình hơi tiếc là Project Market không theo dõi con đường của những dự án đã từng tham gia. Năm ngoái, dự án Honeygiver among dogs của nữ đạo diễn người Brutan Dechen Roder thắng giải nhất và đã thành hiện thực, trình chiếu tại Busan. Dechen cho biết cô tìm cách liên lạc với BTC HANIFF để báo tin vui, cũng như muốn chiếu phim tại LHP như một lời cảm ơn, nhưng không thể nào liên lạc được, gửi thư không thấy hồi âm, nên cô chỉ để logo của HANIFF trong phần open credit. Mình thấy thật đáng tiếc, vì đây thật sự là một cơ hội để quảng bá tốt hơn cho Project Market của HANIFF.
https://vimeo.com/158453408